So sánh hiệu quả gây mê bằng propofol với sevofluran trong phẫu thuật cắt gan

So sánh hiệu quả gây mê bằng propofol với sevofluran trong phẫu thuật cắt gan

So sánh hiệu quả gây mê bằng propofol với sevofluran trong phẫu thuật cắt gan.Gây mê toàn thân và duy trì mê bằng các thuốc mê hô hấp như isofluran, sevofluran hoặc desfluran là phương pháp vô cảm phổ biến cho phẫu thuật cắt gan. Duy trì mê bằng propofol thường ít sử dụng do khó điều chỉnh độ mê và chỉnh liều. Tuy nhiên, gần đây nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật gây mê tĩnh mạch theo nồng độ đích bằng propofol với bơm tiêm điện tự động cho phép điều chỉnh nồng độ thuốc theo tuổi, cân nặng của bệnh nhân và theo dõi độ mêbằng chỉ số BIS (Bispectral index) giúp việc duy trì mê với propofol trở nêndễ dàng hơn. Kỹ thuật gây mê tĩnh mạch theo nồng độ đích bằng propofol đã đượcứng dụng trên thế giới từ năm 1997 và tại Việt Nam đưa vào ứng dụng từ năm 2008. Một số nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này tại Việt Nam trong các loạiphẫu thuật như là phẫu thuật thay van hai lá [8], phẫu thuật bụng [1], phẫuthuật nội soi lồng ngực [3] cho thấy tính an toàn và hiệu quả. Nhờ có kỹ thuật này việc sử dụng propofol trong duy trì mê dễ dàng và thuận tiện hơn [15].


Lợi ích của propofol so với sevofluran trong duy trì mê cho phẫu thuật cắt gan đã bắt đầu được các trung tâm y khoa trên thế giới nghiên cứu. Nếu propofol có thể dùng an toàn thì việc dùng propofol để gây mê tĩnh mạch hoàn toàn có thể có lợi trong việc giảm ô nhiễm môi trường phòng mổ bởi thuốc mê hô hấp cũng như trong những trường hợp bệnh nhân có nguy cơ tăng thân nhiệt ác tính cần tránh dùng các thuốc mê hô hấp [18].
Nghiên cứu của Ahn HJ và cộng sự khi gây mê cho phẫu thuật nội soi mũi xoang bằng propofol so với sevofluran đã cho thấy nhóm propofol có thể tích mất máu ít hơn nhóm sevofluran [21]. Điều này gợi ý cho chúng tôi về giả thuyết duy trì mê bằng propofol so với sevofluran có thể làm giảm lượng máu mất trong phẫu thuật cắt gan. Ngoài ra, nghiên cứu của Song JC và cộng sự cho thấy chức năng gan sau phẫu thuật cắt gan với thủ thuật kẹp cuống gan2 hoàn toàn khi gây mê bằng propofol và sevofluran có sự khác biệt không có ýnghĩa về rối loạn chức năng gan sau phẫu thuật [113].
Ung thư gan và tỷ lệ tử vong do ung thư gan ở Việt Nam được xếp vàonhóm hàng đầu thế giới. Trong đó, ung thư tế bào gan là chủ yếu và phẫu thuật cắt gan là một kỹ thuật điều trị quan trọng và hiệu quả trong phác đồ điều trị ung thư tế bào gan. Ung thư tế bào gan thường xuất hiện trên nền xơgan do viêm gan siêu vi mạn tính và tăng nguy cơ mất máu khi phẫu thuậttrên nền xơ gan. Mất máu nhiều trong phẫu thuật có liên quan đến tiên lượng sống còn sau phẫu thuật [36]. Tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, gây mê hồi sức cho phẫu thuật cắt gan phổ biến là gây mê toàn thân với dẫn đầu bằng propofol và duy trì mê bằng sevofluran. Bên cạnh đó, một vài trường hợp cũng được sử dụng kỹ thuật gây mê tĩnh mạch theo nồng độ đích bằng propofol. Phần lớn bệnh nhân phẫu thuật cắt gan tại đây do ung thư tế bào gan.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh hiệu quả gây mê bằng propofol với sevofluran trong phẫu thuật cắt gan” với các mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Xác định thể tích máu mất và một số yếu tố liên quan giữa duy trìmê bằng propofol nồng độ đích với bằng sevofluran trong phẫu thuật cắt gan.
2. So sánh sự thay đổi tần số tim, huyết áp trung bình và áp lực tĩnh mạch trung tâm trong phẫu thuật cắt gan khi duy trì mê bằng propofol nồng độ đích hoặc bằng sevofluran.
3. Đánh giá sự ảnh hưởng của duy trì mê bằng propofol nồng độ đích hoặc bằng sevofluran lên một số xét nghiệm đông máu và men gan sau phẫu thuật cắt gan.

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan …………………………………………………………………………………… i
Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt ……………………………………………………. iv
Danh mục các từ viết tắt tiếng Anh …………………………………………………….. v
Danh mục các bảng …………………………………………………………………………. vi
Danh mục các biểu đồ …………………………………………………………………….. vii
Danh mục hình ảnh, sơ đồ ……………………………………………………………….viii
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………1
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Ung thư tế bào gan …………………………………………………………………….. 3
1.2. Phẫu thuật cắt gan ……………………………………………………………………… 4
1.3. Gây mê hồi sức trong phẫu thuật cắt gan ……………………………………….. 8
1.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài …………………………………… 29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………. 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………… 33
Chương 3. KẾT QUẢ
3.1. Kết quả các tiêu chí đánh giá tổng quát ……………………………………….. 52
3.2. Thể tích máu mất và những yếu tố liên quan ……………………………….. 61
3.3. Thay đổi tần số tim, huyết áp trung bình, áp lực tĩnh mạch trung tâm . 69
3.4. Ảnh hưởng lên kết quả một số xét nghiệm đông máu và men gan …… 75
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ………………………………………….. 84
4.2. Thể tích máu mất trong phẫu thuật ……………………………………………… 86
4.3. Ảnh hưởng lên tuần hoàn trong phẫu thuật …………………………………… 94
4.4. Ảnh hưởng lên xét nghiệm đông máu và men gan sau phẫu thuật……. 95iii
4.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ………………………………………….. 101
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………… 102
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 103
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC:
1. Phiếu thu thập dữ liệu nghiên cứu
2. Thông tin và chấp nhận tham gia nghiên cứu
3. Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
4. Giấy chấp thuận của Hội đồng đạo đức

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Tất Nghiêm, Nguyễn Cao Cương, Nguyễn Hồng Sơn (2019). “So sánh thể tích máu mất khi duy trì mê bằng sevofluran với propofol trong phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào gan”. Tạp chí Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 23 (2), tr. 107-113.
2. Nguyễn Tất Nghiêm, Nguyễn Cao Cương, Nguyễn Hồng Sơn (2019). “So sánh xét nghiệm chức năng gan khi duy trì mê bằng propofol với sevofluran sau phẫu thuật cắt gan”. Tạp chí Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 23 (2), tr. 114-120.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Châu Thị Mỹ An, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Văn Chừng (2011), “Gây mê tĩnh mạch toàn diện bằng propofol kiểm soát nồng độ đích trong phẫu thuật bụng”, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 15 (3), tr. 179-185.
2. Nguyễn Hoàng Bắc, Trần Công Duy Long (2007), “Đánh giá vai trò phẫuthuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị ung thư tế bào gan”, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 11 (4), tr. 179-185.
3. Ngô Văn Chấn, Phan Tôn Ngọc Vũ, Nguyễn Văn Chừng (2010), “Sử dụng gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích (TCI) trong phẫu thuật nội soi lồng ngực”, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 14 (1), tr. 199-203.
4. Nguyễn Cao Cương, Văn Tần (2003), “Cắt gan lại điều trị ung thư gan tái phát”, Tạp chí Y Học TPHCM, 7 (4), tr. 216-219.
5. Cao Thị Anh Đào, Nguyễn Thụ (2010), “Đánh giá rối loạn đông máu trong mổ cắt gan lớn ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát tại bệnh viện ViệtĐức”, Nghiên cứu Y học, 67 (2), tr. 49-54.
6. Nguyễn Đình Song Huy, Phan Minh Trí, Dương Huỳnh Thiện (2017), “Kết quả phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan có huyết khối tĩnh mạch cửa”, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 21 (2), tr. 206- 311.
7. Ninh Việt Khải, Nguyễn Quang Nghĩa (2018), “Cắt gan nhỏ có cặp kiểm soát chọn lọc cuống Glisson “nửa” gan trong điều trị ung thư gan”, Tạp chí Y Dược Học quân sự, 5, tr. 107-113.
8. Lưu Kính Khương, Nguyễn Thị Quý (2012), “Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích trong phẫuthuật thay van hai lá”, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 16 (1), tr. 318 –
327.9. Doanh Đức Long, Nguyễn Thị Ngọc Đào, Nguyễn Thị Thanh (2018), “Hiệu quả bảo vệ tế bào gan của tiền thích nghi với sevofluran trongphẫu thuật cắt gan”, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 22 (3), tr. 113-
120.
10. Trần Công Duy Long, Lê Tiến Đạt, Nguyễn Đức Thuận, Đặng Quốc Việt, Đinh Tấn Tài (2013). “Kết quả phẫu thuật điều trị ung thư tế bào gan”,Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 17 (1), tr. 54-63.
11. Trần Công Duy Long, Lê Tiến Đạt, Nguyễn Đức Thuận và cs (2015), “Kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt gan điều trị ung thư tế bào gan”, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 19 (1), tr. 225 – 233.
12. Trần Công Duy Long, Nguyễn Đức Thuận, Lê Tiến Đạt, Đặng Quốc Việt,
Nguyễn Hoàng Bắc (2013), “Áp dụng kỹ thuật phẫu tích cuống Glissonngã sau trong cắt gan theo giải phẫu điều trị ung thư tế bào gan”, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 17 (1), tr. 48 – 53.
13. Nguyễn Tất Nghiêm, Nguyễn Cao Cương, Nguyễn Văn Chừng (2011),”Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và gây mê hồi sức trong phẫu thuậtđiều trị ung thư gan nguyên phát”, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 15 (1), tr. 305-311.
14. Lê Minh Nguyệt, Nguyễn Văn Chừng (2007), “Nghiên cứu tác dụng lâm sàng của sevoflurane và isoflurane trên bệnh nhân mổ ung thư gan”,Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 11 (1), tr. 44-50.
15. Nguyễn Thị Quý (2012), “Gây mê tĩnh mạch với kiểm soát nồng độ đích”,Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 16 (2), tr. 15-27.
16. Nguyễn Ngọc Rạng (2012), “Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến”, Thiết kế nghiên cứu và thống kê y học, Nhà xuất bản y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 162-171.

17. Ngô Đắc Sáng, Đỗ Mạnh Hùng, Lê Trung Hải (2017), “Đánh giá vai trò
của các yếu tố nguy cơ liên quan biến chứng sau phẫu thuật cắt gan ung thư”, Tạp chí Y Dược Học quân sự, 2, tr. 154-160.
18. Nguyễn Thị Thanh (2012), “Nhân một trường hợp: tăng thân nhiệt ác tính trong gây mê succinylcholin và isoflurane”, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 16 (2), tr. 115-118.
19. Nguyễn Văn Tuấn (2014), “Ước tính cỡ mẫu”, Phân tích dữ liệu với R,Nhà xuất bản tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, tr. 425-446.
20. Phan Tôn Ngọc Vũ, Trần Thiện Trung, Nguyễn Văn Chừng (2011), “Hiệuquả giảm đau của gây tê ngoài màng cứng phối hợp với gây mê nội khí quản trong phẫu thuật nội soi ổ bụng”, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 15 (1), tr. 368-37

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment