SO SÁNH QUY TRÌNH LAMP VỚI QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÂN LẬP PHÁT HIỆN GEN ĐỘC TỐ TYPE A

SO SÁNH QUY TRÌNH LAMP VỚI QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÂN LẬP PHÁT HIỆN GEN ĐỘC TỐ TYPE A

SO SÁNH QUY TRÌNH LAMP VỚI QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÂN LẬP PHÁT HIỆN GEN ĐỘC TỐ TYPE A, B CỦA VI KHUẨN CLOSTRIDIUM BOTULINUM TRÊN MẪU THỰC PHẨM VÀ BỆNH PHẨM LÂM SÀNG
Nguyễn Đức Trưởng1, Đặng Thị Thùy Dương2, Lê Huy Hoàng3, Nguyễn Thùy Trâm3, Tăng Thị Nga3, Phạm Bảo Yên4, Dương Hồng Quân5
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
3 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
4 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
5 Trường Đại học Y tế công cộng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành so sánh quy trình LAMP với quy trình nuôi cấy phát hiện gen độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum (C. botulinum) type A, B. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm trên 90 mẫu thực phẩm và bệnh phẩm lâm sàng. Kết quả: Sử dụng kết quả của quy trình nuôi cấy phân lập phát hiện gen độc tố làm tiêu chuẩn để so sánh với quy trình LAMP. Kết quả nghiên cứu cho thấy số mẫu cho kết quả dương tính khi thực hiện quy trình LAMP phát hiện gen độc tố type A, B của vi khuẩn C. botulinum là 12/90 (13,3%) trong khi đó quy trình nuôi cấy phân lập phát hiện gen độc tố là 11/90 (12,2%). Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ đúng (độ chính xác) của quy trình LAMP phát hiện gen độc tố type A, B của vi khuẩn C. botulinum lần lượt là 91,6%, 100%, và 98,8%. Bên cạnh đó, tỷ lệ dương tính giả 8,33%, tỷ lệ âm tính giả 0%, đặc biệt hệ số kappa là 0,986 cho thấy mức độ đồng thuận gần như hoàn toàn giữa 2 quy trình. Ngoài ra, quy trình LAMP cho thấy nhiều ưu điểm như thời gian thực hiện nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn, dễ thực hiện hơn, có thể triển khai ở tất cả các phòng xét nghiệm từ nhỏ đến lớn để phát hiện độc tố của vi khuẩn C. botulinum type A, B trong thực phẩm cũng như các mẫu bệnh phẩm lâm sàng.


Chi tiết bài viết
Từ khóa

Độc tố botulinum, Clostridium botulinum, LAMP, Ngộ độc thịt
Tài liệu tham khảo
1. Đặng Thị Thùy Dương, Bùi Thị Việt Hà, và Vũ Thị Thu Hường (2016), So sánh ba phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng do Clostridium difficile tại Việt Nam: miễn dịch phát hiện độc tố, Nested PCR và nuôi cấy Clostridium difficile sinh độc tố, TẠP CHÍ Y HỌC DỰ PHÒNG, số 15(XXVI), tr. 188.
2. Tăng Thị Nga, Vũ Thị Mai Hiền, Đặng Đức Anh, Phạm Bảo Yên, Nguyên Thị Hương Giang, Đoàn Thu Trà, Nguyễn Trung Nguyên, Vũ Duy Nhàn, và Nguyên Thùy Trâm (2021), Phát hiện Clostridium botulinum trong mật ong, đất và thực phẩm đóng hộp tự chế biến ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2019-2020, Tạp chí Y học Dự phòng, số 31(2), tr. 35-41.

SO SÁNH QUY TRÌNH LAMP VỚI QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÂN LẬP PHÁT HIỆN GEN ĐỘC TỐ TYPE A

Leave a Comment