Tắc hẹp AVF trong chạy thận nhân tạo: kết quả bước đầu điều trị bằng can thiệp nội mạch

Tắc hẹp AVF trong chạy thận nhân tạo: kết quả bước đầu điều trị bằng can thiệp nội mạch

Tắc hẹp AVF trong chạy thận nhân tạo: kết quả bước đầu điều trị bằng can thiệp nội mạch
Pham Minh Anh, Huynh Thanh Son, Nguyen Minh Tan, Nguyen Thanh Hung , Luu Van Ty
Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thận mạn ngày càng gia tăng. Ước tính Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người bị suy thận, trong đó khoảng 26.000 người suy thận mạn giai đoạn cuối. Ngoài ra, mỗi năm có thêm gần 8.000 ca bệnh mới. Do đó, bệnh thận mạn giai đoạn cuối và điều trị thay thế thận hiện nay đã trở thành một vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu. Điều trị thay thế thận bao gồm ghép thận, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng định kỳ, trong đó, chạy thận nhân tạo là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Để chạy thận lâu dài, bệnh nhân thường được phẫu thuật tạo cầu nối động – tĩnh mạch tự thân hay còn gọi là cầu nối AVF. Cầu nối AVF là một trong những vấn đề sống còn đối với bệnh nhân có bệnh thận giai đoạn cuối. Hẹp tắc tĩnh mạch đường về của cầu nối là vấn đề thường gặp nhất, làm giảm hiệu quả chạy thận và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Phẫu thuật và can thiệp nội mạch là hai phương pháp có thể điều trị bệnh lý này. Phương pháp nào là tối ưu hiện vẫn chưa được thống nhất. Tuy nhiên, đối với trường hợp tắc hẹp tĩnh mạch trung tâm (tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch thân tay đầu) can thiệp nội mạch tỏ ra có ưu thế. Tại Việt Nam, kĩ thuật can thiệp nội mạch điều trị tắc hẹp cầu nối AVF là kĩ thuật mới, chưa có nhiều công trình nghiên cứu báo cáo. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả ban đầu của phương pháp điều trị này.

Tắc hẹp AVF trong chạy thận nhân tạo: kết quả bước đầu điều trị bằng can thiệp nội mạch

Leave a Comment