Tái lập lưu thông mạch chi dưới ở bệnh nhân nhiễm trùng vùng bẹn bằng cầu nối ngoài giải phẫu

Tái lập lưu thông mạch chi dưới ở bệnh nhân nhiễm trùng vùng bẹn bằng cầu nối ngoài giải phẫu

Tái lập lưu thông mạch chi dưới ở bệnh nhân nhiễm trùng vùng bẹn bằng cầu nối ngoài giải phẫu: Kinh nghiệm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Dương Ngọc Thắng, Nguyễn Hữu Ước, Đoàn Quốc Hưng, Phùng Duy Hồng Sơn, Hoàng Trọng Hải, Lê Hồng Quân, Tiêu Công Quyết
Đặt vấn đề: Nhiễm trùng vùng bẹn sau phẫu thuật mạch máu là biến chứng rất khó điều trị bảo tồn. Cầu nối ngoài giải phẫu là một giải pháp được nêu trong y văn, nhưng chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam về vấn đề này. Báo cáo nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm của Bệnh viện Việt Đức.
Đối tượng và phương pháp: 03 bệnh nhân nhiễm trùng vùng bẹn sau phẫu thuật mạch máu chi dưới được điều trị bằng phương pháp thắt động mạch đùi, bắc cầu ngoài giải phẫu tái thông mạch chi dưới, chăm sóc tại chỗ vùng nhiễm trùng.
Kết quả: Cầu nối thông tốt sau phẫu thuật, vết mổ bẹn liền được. Tái khám sau 6 tháng không có biểu hiện nhiễm trùng hay thiếu máu chi, vết mổ bẹn liền hoàn toàn.
Kết luận: Cầu nối ngoài giải phẫu vẫn còn là phương pháp hiệu quả để tái thông mạch máu chi dưới trong trường hợp nhiễm trùng vùng bẹn.

Trong những năm gần đây, các kỹthuật can thiệp mạch rất phát triển tại nhiều trung tâm tim mạch  trên  thếgiới  cũng  như  trong  nước.  Dùvậy,  phẫu  thuật  kinh  điển  vẫn  được  coi  như phương  pháp  chuẩn  mực  đểđiều  trịmột  sốbệnh lýnhư tắc  chạc  ba  chủchậu,  chấn thương động  mạch (ĐM) chậu cótổn thương tạng  phối hợp,  phình  mạch  do  nhiễm  trùng…  Phần  lớn  là các  phẫu  thuật  bắccầu  mạch  máu  sửdụng ĐM đùi chung làm mạch nhận hoặc cấp máu, vìvậy nhiễm  trùng  vùng  bẹn sau mổ –nơi có miệng nối mạch, luôn làbiến chứng trầm trọng đối với các  phẫu  thuật  viên.  Tỉlệnhiễm  trùng  này  sau phẫu  thuật  bắc  cầu  mạch chi dưới  là1,3 –6% tùy theo nghiên cứu 1, với khả năng điều trị bảo tồn thành công rất thấp. Khi đó, đa sốđã chọn phương án  lấy  bỏmạch  nhân  tạo  thì  mới  làm sạch được ổnhiễm  trùng.  Vấn đềlàởmột số trường hợp, việc lấy bỏcầu nối cóthểgây thiếu máu  chi  cấp  tính,  dẫn đến  cắt  cụt  chi  thậm  chítửvong.  Nhiều phương án được đưa ra đểgiải quyết,  như:  làm  lại  cầu  nối  bằng  tĩnh  mạch hiển,  tạo  cầu  nối  ngoài  giảiphẫu (như cầu  nối nách  đùi,  cầu  nối  qua  lỗbịt,  cầu  nối  qua  sàn chậu).  Trên  thếgiới  đãcómột  sốbáo  cáo  vềvấn đềnày,  tuy  nhiên  tại  Việt  Nam,  chúng  tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào liên quan. Vìvậy, báo  cáo  này  nhằm  chia  sẻ  một  số  quan  niệm, kinh  nghiệm  về  kỹthuật,  ưu  nhược  điểm  của nhóm  cầu  nối  ngoài  giải  phẫu ít được  sửdụng làcầu nối qua lỗbịt vàcầu nối qua sàn chậu với mục đích đềxuất một phương án tương đối hiệu quảtrong điều trịnhiễm  trùng  vùng Scarpa sau phẫu thuật mạch máu.

Tái lập lưu thông mạch chi dưới ở bệnh nhân nhiễm trùng vùng bẹn bằng cầu nối ngoài giải phẫu

Leave a Comment