Tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân so với tuổi thai và mối liên quan đến sự phát triển nhận thức từ khi sinh đến 10 tuổi tại Thái Nguyên
Luận án tiến sĩ y học Tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân so với tuổi thai và mối liên quan đến sự phát triển nhận thức từ khi sinh đến 10 tuổi tại Thái Nguyên.Trong nhiều thập kỷ qua, tiến bộ trong y học đã cải thiện tỷ lệ sống sót của trẻ sinh non (tuổi thai dưới 37 tuần) và trẻ nhẹ cân so với tuổi thai (small for gestational age – SGA, cân nặng lúc sinh dưới bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai).
Điều này đã làm tăng nhu cầu hiểu biết toàn diện về quỹ đạo tăng trưởng và phát triển của nhóm trẻ dễ bị tổn thương này. Mỗi năm, trên thế giới ước tính có tới 13,4 triệu trẻ sinh non (chiếm 10% tổng số trẻ sơ sinh) và hơn 23,4 triệu trẻ SGA được sinh ra (chiếm 20% số trẻ sơ sinh), tập trung chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp và trung bình 1. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á – nơi có tỷ lệ sinh non dao động từ 5 – 9%, tỷ lệ trẻ SGA dao động từ 10 – 20% 2. Sinh non và SGA không chỉ là nguyên nhân dẫn đến tử vong và bệnh tật ở trẻ, mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng, phát triển nhận thức và chất lượng cuộc sống 3, 4. Mô hình tăng trưởng và phát triển của trẻ sinh non và trẻ SGA khác biệt so với nhóm trẻ sinh đủ tháng có cân nặng phù hợp với tuổi thai (appropriate for gestational age – AGA). Các nghiên cứu cho thấy trong 6 tháng đầu đời, tốc độ tăng trưởng về cân nặng và chiều dài ở trẻ sinh non thường cao hơn trẻ đủ tháng 5, trong khi trẻ SGA thường không bắt kịp tăng trưởng hoàn toàn trong vòng 2 năm đầu đời 6, 7.
Sự phát triển nhận thức ở trẻ sinh non và trẻ SGA có kết quả trái ngược nhau trong các nghiên cứu. Một số nghiên cứu không thấy sự khác biệt 8, nhưng một số nghiên cứu khác lại cho thấy trẻ sinh non có chức năng nhận thức thấp hơn so với trẻ đủ tháng lúc 4 tuổi; tuy nhiên, sự khác biệt này không còn rõ ràng lúc 9 và 19 tuổi 9. Một nghiên cứu tổng quan ở các nước phát triển cũng cho thấy trẻ sinh non có điểm trí tuệ thấp hơn 10 và trẻ SGA thường có kết quả nhận thức và thành tích học tập thấp hơn so với trẻ AGA 11.
Trẻ em là một cơ thể đang tăng trưởng và phát triển 12. Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em là một quá trình liên tục và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Sự tăng trưởng về cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu có ảnh hưởng tích cực đến sự2 phát triển nhận thức của trẻ. Bằng chứng cho thấy những trẻ không bị thấp còi khi còn nhỏ có điểm IQ cao hơn 4-5 điểm so với những trẻ bị thấp còi trong thời kỳ thơ ấu 13. Trẻ sinh non và trẻ SGA có bắt kịp tăng trưởng về chu vi vòng đầu cũng có kết quả phát triển thần kinh tốt hơn 14. Cân nặng thấp ở lứa tuổi 1 tuổi và 4 tuổi cũng như sự tăng trưởng chậm về vòng đầu lúc 1 tuổi có liên quan đến chậm phát triển vận động và nhận thức của trẻ lúc 7 tuổi 15.
Nghiên cứu về tăng trưởng và phát triển của trẻ sinh non và trẻ SGA chủ yếu được thực hiện ở các quốc gia có thu nhập cao, trong khi hiểu biết về nhóm trẻ này còn hạn chế ở các nước có thu nhập thấp và trung bình – nơi mà phần lớn những trẻ sinh non và những trẻ SGA được sinh ra. Mức sống thấp, chăm sóc sức khỏe và giáo dục không đầy đủ, cùng với môi trường ít kích thích cho sự phát triển của trẻ em là một trong những thách thức mà những quốc gia có thu nhập thấp phải đối mặt. Tại Việt Nam, nghiên cứu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sinh non và SGA còn ít và thường được theo dõi trong thời gian ngắn, chủ yếu trong 2 năm đầu đời 16, 17. Câu hỏi đặt ra là: Tăng trưởng và phát triển của trẻ sinh non và trẻ SGA diễn ra như thế nào? Có khác biệt gì về tăng trưởng và phát triển giữa các trẻ sinh non, trẻ SGA so với trẻ AGA? Có mối liên quan nào giữa tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non và trẻ SGA với sự phát triển nhận thức của trẻ? Để trả lời những câu hỏi này, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: “Tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân so với tuổi thai và mối liên quan đến sự phát triển nhận thức từ khi sinh đến 10 tuổi tại Thái Nguyên” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân so với tuổi thai từ khi sinh đến 10 tuổi tại Thái Nguyên.
2. Mô tả tình trạng phát triển nhận thức của trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân so với tuổi thai từ khi sinh đến 10 tuổi.
3. Phân tích mối liên quan giữa tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân so với tuổi thai với phát triển nhận thức của nhóm trẻ nghiên cứu
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………… 3
1.1. Đại cương về sơ sinh………………………………………………………………………….. 3
1.2. Tăng trưởng của trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân so với tuổi thai……………………. 5
1.3. Phương pháp đánh giá tăng trưởng thể chất trẻ em ………………………………. 10
1.4. Đặc điểm phát triển của trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân so với tuổi thai…………… 14
1.5. Một số công cụ đánh giá sự phát triển ………………………………………………… 21
1.6. Mối liên quan giữa tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân so với
tuổi thai với sự phát triển nhận thức của trẻ……………………………………………….. 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………….. 33
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………. 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………… 34
2.4. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………….. 35
2.5 Các chỉ số – biến số nghiên cứu ………………………………………………………….. 38
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu……………………………………………. 43
2.7. Tổ chức nghiên cứu………………………………………………………………………….. 47
2.8. Giám sát và khống chế sai số …………………………………………………………….. 50
2.9. Xử lý và phân tích số liệu………………………………………………………………….. 50
2.10. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………….. 54
3.1. Tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân so với tuổi thai từ khi
sinh đến 10 tuổi tại Thái Nguyên ……………………………………………………………… 54
3.2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân so với tuổi thai
từ khi sinh đến 10 tuổi…………………………………………………………………………….. 79
3.3. Mối liên quan giữa tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân so với
tuổi thai với phát triển nhận thức của nhóm trẻ nghiên cứu …………………………. 96
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………….. 110v
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………… 110
4.2. Đặc điểm tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non và trẻ SGA trong 10 năm đầu đời..112
4.3. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân so với tuổi thai
trong 10 năm đầu đời…………………………………………………………………………….. 121
4.4. Mối liên quan giữa tăng trưởng thể chất với phát triển nhận thức của trẻ sinh
non, trẻ nhẹ cân so với tuổi thai trong 10 năm đầu đời………………………………. 132
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………. 147
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………….. 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ………………………………….. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢOvi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt một số nghiên cứu về tăng trưởng của trẻ sinh non và trẻ SGA…….9
Bảng 1.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá theo quần thể tham chiếu
WHO 2006 với 3 chỉ số theo Z- Score………………………………………………13
Bảng 1.3. Tóm tắt một số nghiên cứu về mối liên quan giữa tăng trưởng thể chất
và phát triển nhận thức của trẻ sinh non và trẻ SGA…………………………30
Bảng 2.1. Chi tiết các nội dung thu thập số liệu trong quá trình theo dõi trẻ tại các
thời điểm……………………………………………………………………………………………47
Bảng 3.1. Đặc điểm bà mẹ và hộ gia đình của trẻ sinh non, trẻ SGA và trẻ AGA …….54
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của trẻ sinh non, trẻ SGA và trẻ AGA……………………55
Bảng 3.3. Đặc điểm chung của trẻ sinh non, theo mức độ sinh non………………….56
Bảng 3.4. Cân nặng của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA qua các giai đoạn….57
Bảng 3.5 Cân nặng của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA qua các giai đoạn theo giới….58
Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng về cân nặng của AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA qua
các giai đoạn ……………………………………………………………………………………..59
Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng cân nặng của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA qua
các giai đoạn theo giới ………………………………………………………………………60
Bảng 3.8. Chiều dài/chiều cao của trẻAGA, trẻ sinh non và trẻ SGA qua các giai đoạn…..61
Bảng 3.9. Chiều dài/chiều cao của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA qua các giai
đoạn theo giới………………………………………………………………………………….62
Bảng 3.10. Tốc độ tăng trưởng chiều dài/chiều cao của trẻ AGA, trẻ sinh non và
trẻ SGA qua các giai đoạn……………………………………………………………….63
Bảng 3.11.Tốc độ tăng trưởng chiều dài/cao của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA
theo giới qua các giai đoạn ……………………………………………………………..64
Bảng 3.12. Chu vi vòng đầu (HC) của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA qua các
giai đoạn ………………………………………………………………………………………….65
Bảng 3.13. Chu vi vòng đầu của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA theo giới qua
các giai đoạn ……………………………………………………………………………………65vii
Bảng 3.14. Tốc độ tăng chu vi vòng đầu của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA qua
các giai đoạn ……………………………………………………………………………………66
Bảng 3.15. Tốc độ tăng vòng đầu của trẻ AGA, trẻ sinh non, trẻ SGA qua các giai
đoạn theo giới………………………………………………………………………………….67
Bảng 3.16. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA theo giới …71
Bảng 3.17. Tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA theo giới73
Bảng 3.18.Tỷ lệ thừa cân/béo phì của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA qua các
giai đoạn theo giới …………………………………………………………………………..75
Bảng 3.19. Nguy cơ tình trạng nhẹ cân của trẻ sinh non và trẻ SGA qua các giai đoạn….76
Bảng 3.20. Nguy cơ tình trạng thấp còi của trẻ sinh non và trẻ SGA qua các giai đoạn….77
Bảng 3.21. Nguy cơ tình trạng thừa cân/béo phì của trẻ sinh non và trẻ SGA qua
các giai đoạn ……………………………………………………………………………………78
Bảng 3.22. Điểm nhận thức, ngôn ngữ và vận động của trẻ AGA, trẻ sinh non và
trẻ SGA lúc 12 và 24 tháng tuổi theo thang đo Bayley – III ……………79
Bảng 3.23. Điểm trung bình các lĩnh vực phát triển của trẻ AGA, trẻ sinh non và
trẻ SGA lúc 12 tháng tuổi theo giới…………………………………………………80
Bảng 3.24. Điểm trung bình các lĩnh vực phát triển của trẻ AGA, trẻ sinh non và
trẻ SGA lúc 24 tháng tuổi theo giới…………………………………………………81
Bảng 3.25. Tỷ lệ mức độ phát triển các lĩnh vực của trẻ AGA, trẻ sinh non, và trẻ
SGA lúc 12 tháng tuổi……………………………………………………………………..82
Bảng 3.26. Tỷ lệ các mức độ phát triển của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA lúc
24 tháng tuổi……………………………………………………………………………………84
Bảng 3.27. Điểm phát triển các lĩnh vực của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA lúc
6 tuổi theo thang đo WISC – IV ………………………………………………………85
Bảng 3.28. Điểm phát triển trung bình các lĩnh vực của trẻ AGA, trẻ sinh non và
trẻ SGA lúc 6 tuổi theo giới…………………………………………………………….86
Bảng 3.29. Điểm phát triển các lĩnh vực của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA lúc
10 tuổi theo thang đo WISC – IV…………………………………………………….87viii
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa điểm Bayley – III lúc 12 tháng và 24 tháng tới điểm
phát triển lúc 6 tuổi theo thang WISC – IV ở các nhóm trẻ …………….94
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa điểm Bayley – III lúc 12 tháng và 24 tháng với
điểm phát triển lúc 10 tuổi theo thang WISC – IV ở các nhóm trẻ…95
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa SDD lúc 12 và 24 tháng với sự phát triển của trẻ
lúc 10 tuổi………………………………………………………………………………………100
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa tăng trưởng vòng đầu lúc 12 và 24 tháng với sự
phát triển của trẻ lúc 10 tuổi ………………………………………………………….101
Bảng 4.1. So sánh điểm trí tuệ tổng hợp của trẻ sinh non với trẻ đủ tháng qua các
nghiên cứu……………………………………………………………………………………..127
Bảng 4.2. So sánh điểm phát triển nhận thức của trẻ SGA và trẻ AGA qua các
nghiên cứu……………………………………………………………………………………..129ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Phân loại trẻ sơ sinh dựa vào cân nặng theo tuổi thai 20………………. 4
Biểu đồ 3.1. Chỉ số WAZ ở trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA …………………….. 68
Biểu đồ 3.2. Chỉ số HAZ của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA ………………….. 68
Biểu đồ 3.3. Chỉ số BMIZ của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA ………………… 69
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA …… 70
Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ SDD thể thấp còi của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA……. 72
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thừa cân/béo phì của trẻ AGA, trẻ sinh non và trẻ SGA……. 74
Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ các mức độ phát triển lĩnh vực VCI của trẻ sinh non, trẻ SGA
và trẻ AGA lúc 6 tuổi và 10 tuổi……………………………………………. 89
Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ các mức độ phát triển lĩnh vực PRI của trẻ sinh non, trẻ SGA và
trẻ AGA lúc 6 tuổi, 10 tuổi …………………………………………………… 90
Biểu đồ 3.9. Tỉ lệ các mức độ phát triển lĩnh vực WMI của trẻ sinh non, trẻ SGA
và trẻ AGA lúc 6 tuổi và 10 tuổi……………………………………………. 91
Biểu đồ 3.10. Tỉ lệ các mức độ phát triển lĩnh vực PSI của trẻ sinh non, trẻ SGA
và trẻ AGA lúc 6 tuổi và 10 tuổi……………………………………………. 92
Biểu đồ 3.11. Tỉ lệ các mức độ phát triển lĩnh vực FSIQ của trẻ sinh non, trẻ SGA
và trẻ AGA lúc 6 tuổi và 10 tuổi……………………………………………. 93
Biểu đồ 3.12. Mối liên quan giữa sinh non hoặc SGA với sự phát triển của trẻ lúc
12 tháng …………………………………………………………………………….. 96
Biểu đồ 3.13. Mối liên quan giữa sinh non hoặc SGA với sự phát triển của trẻ lúc
24 tháng …………………………………………………………………………….. 97
Biểu đồ 3.14. Mối liên quan giữa sinh non hoặc SGA với sự phát triển của trẻ lúc
6 tuổi…………………………………………………………………………………. 98
Biểu đồ 3.15. Mối liên quan giữa sinh non hoặc SGA với sự phát triển của trẻ lúc
10 tuổi……………………………………………………………………………….. 99x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Thái Nguyên và các huyện trong nghiên cứu …………………. 34
Sơ đồ 2.1. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………….. 36
Sơ đồ 2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu qua các giai đoạn…………………………………………. 37
Sơ đồ 3.1. Mối liên quan giữa tăng trưởng chiều cao và chỉ số FSIQ lúc 10 tuổi ở
trẻ sinh non và trẻ SGA…………………………………………………………. 102
Sơ đồ 3.2. Mối liên quan giữa tăng trưởng chiều cao và chỉ số VCI lúc 10 tuổi ở
trẻ sinh non và trẻ SGA…………………………………………………………. 103
Sơ đồ 3.3. Mối liên quan giữa tăng trưởng chiều cao và chỉ số PRI lúc 10 tuổi ở
trẻ sinh non và trẻ SGA…………………………………………………………. 104
Sơ đồ 3.4. Mối liên quan giữa tăng trưởng chiều cao và chỉ số WMI lúc 10 tuổi ở
trẻ sinh non và trẻ SGA…………………………………………………………. 105
Sơ đồ 3.5. Mối liên quan giữa tăng trưởng chiều cao và chỉ số PSI lúc 10 tuổi ở
trẻ sinh non và trẻ SGA…………………………………………………………. 106
Sơ đồ 3.6. Mối liên quan giữa tăng trưởng cân nặng và chỉ số FSIQ lúc 10 tuổi ở
trẻ sinh non và trẻ SGA…………………………………………………………. 107
Sơ đồ 3.8. Mối liên quan giữa tăng trưởng cân nặng và chỉ số PRI lúc 10 tuổi ở
trẻ sinh non và trẻ SGA…………………………………………………………. 108
Sơ đồ 3.10. Mối liên quan giữa tăng trưởng cân nặng và chỉ số PSI lúc 10 tuổi ở
trẻ sinh non và trẻ SGA…………………………………………………………. 10
Nguồn: https://luanvanyhoc.com