Tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Bạch Mai

Tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Bạch Mai

Luận văn thạc sĩ quản lý công Tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Bạch Mai.Động lực làm việc là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc “kích thích” người lao động nâng cao tối đa năng suất lao động, tăng chất lượng và hiệu quả làm việc. Với mục đích chính là sử dụng hợp lý để phát huy cao nhất, có hiệu quả khả năng lao động nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức nói chung, nó có ý nghĩa vô cùng to lớn với hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước nói riêng.Khi có động lực tốt của ngành nghề riêng của mình, mỗi người lao động sẽ yên tâm tập trung làm việc và không phải bận tâm về các yếu tố ngoại cảnh xung quanh tác động để từ đó họ sẽ dễ dàng thực hiện các mục tiêu lý tưởng của cuộc sống, của bản thân và của tổ chức được thành công và trọn vẹn. Mức độ mạnh hay yếu của động lực phụ thuộc vào các yếu tố biến đổi như: Môi trường làm việc, cơ chế chính sách đối với bản thân người lao động, sức khỏe, các mối quan hệ, sự cố gắng đóng góp được lãnh đạo ghi nhận…Tóm lại, đó là tất cả các yếu tố sẽ kích thích cho người lao động được tâm lý thỏa mái, được đền đáp xứng đáng với công sức đã bỏ ra.


Động lực của cá nhân sẽ tác động trực tiếp lên hiệu quả công việc của tổ chức, nếu mỗi nhân viên trong tổ chức không có động lực sẽ gây ra những trạng thái mệt mỏi, chán chường, mất tập trung thì đơn vị sẽ làm việc không hiệu quả. Tạo động lực ở từng cá nhân sẽ tạo ảnh hưởng tích cực lên động lực các cá nhân khác trong tổ chức. Chính vì vậy, việc tạo động lực cho mỗi thành viên trong tổ chức cũng là nền móng hết sức quan trọng cho việc tạo động lực và phát triển của tập thể. Đặc thù công việc trong đơn vị công lập thường mang tính ổn định, nhưng tính chất và áp lực việc lại cao, nặng nề và nhiều áp lực, nếu thiếu động lực, các thành viên trong tổ chức có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến chính tổ chức của mình mà còn tác động xấu đối với cả xã hội. Từ đó có nguy cơ làm suy giảm niềm tin của người dân với toàn bộ hệ thống nhà nước.
Nâng cao năng lực làm việc cho viên chức có tác động ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành y tế nói riêng. Nhân lực ngành y tế là yếu tố chủ chốt trong việc cung ứng các dịch vụ y tế có chất lượng, hướng tới tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bao phủ y tế toàn dân và phát triển y tế bền vững. Đội ngũ nhân lực y tế đa chuyên ngành, có trình độ cao có năng lực đáp ứng những dịch vụ y tế chất lượng cao và lấy người bệnh làm trọng tâm là yếu tố then chốt nhằm đáp ứng nhu cầu y tế đang phát triển ở Việt Nam trong tình hình mới.
Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bô Y tế, là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt đầu tiên của cả nước, với các y, bác sĩ và chuyên gia đầu ngành cùng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Bệnh viện là tuyến cao nhất trong lĩnh vực khám chữa bệnh của miền Bắc cũng như cả nước, đặc biệt là nơi đào tạo và chỉ đạo tuyến cho cơ sở y tế tuyến dưới, là địa chỉ tin cậy của đông đảo người dân trong cả nước khi đặt trọn niềm tin khám, chữa bệnh. Song hành cùng với các đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành trong việc hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiêm vụ của bệnh viện là đóng góp lớn của các nhân viên tại 9 phòng ban chức năng (Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Điều dưỡng; Phòng Tài chính Kế toán; Phòng Vật tư -trang thiết bị y tế; Phòng Hành chính quản trị; Phòng Công tác xã hội; Văn phòng Bệnh viện; Phòng Đấu thầu) được phân công công việc cụ thể của tổ chức chính trị sự nghiệp công lập theo nhiệm vụ và chức năng được giao.
Viên chức khối phòng, ban Bệnh viện Bạch Mai hiện nay đang chịu nhiều áp lực không chỉ thời gian mà khối lượng công việc nhiều, áp lực công việc lớn vì phải tìm hiểu và nắm và triển khai những công việc liên quan đến lĩnh vực y tế, hành chính, … chung cho cả bệnh viện (tổng số viên chức khối phòng ban/tổng số viên chức, người lao động toàn đơn vị là 248/4.223 người’); về tính chất công việc: viên chức khối phòng, ban tại bệnh viện Bạch Mai ngoài thực hiện các công việc hành chính, nội vụ của bệnh viện thì họ còn phải làm một số công việc của bệnh viện như hỗ trợ cho công tác khám chữa bệnh, các giấy tờ thủ tục hành chính.Có thể coi như đảm nhận các công việc “hậu cần” để các bác sĩ chuyên môn tập chung vào lĩnh vực của mình.Do khối lượng công việc nhiều và nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau, lượng người khám chữa bệnh tăng và việc tiếp cận nhiều đối tượng, lứa tuổi giới tính khác nhau khiến họ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, ít có cơ hội trao đổi, chia sẻ công việc với những người khác, dẫn tới stress trong công việc. về lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp khác thì mức tiền lương, phụ cấp của viên chức khối phòng, ban so với mức tiền lương, phụ cấp của khối y sĩ, bác sỹ là thấp hơn khá nhiều.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, tôi đã lựa chọn đề: “Tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Bạch Mai” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. Thông qua đề tài nghiên cứu trên, tôi mong muốncông tác tạo động lực của nhân lực y tế có thêm sự quan tâm, nhìn nhậnnhằm hoàn thiện lý luận và tìm lời giải cho đề tài đóng góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phòng, khoa cũng như hiệu quả công tác. Tôi mong rằng với giúp đỡ từ phía Học viện Hành chính quốc gia – nơi tác giả đang theo học cũng như Bệnh viện Bạch Mai – nơi tác giả nghiên cứu, đây sẽ là một gợi ý về chính sách để kích thích niềm say mê, tâm huyết với công tác triển khai những nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm của Bệnh viện Bạch Mai nói chung và viên chức khối phòng, ban tại bệnh viện nói riêng.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU    1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC KHỐI PHÒNG, BAN Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC Y Tế    11
1.1.    Một số khái niệm liên quan    11
1.1.1.    Động lực    11
1.1.2.    Động lực làm việc    11
1.1.3.    Tạo động lực làm việc    12
1.2.    Tạo động lực làm việc cho viên chức các phòng, ban ở các đơn vị sự
nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế    13
1.2.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập    13
1.2.2.    Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y    tế    14
1.2.3.    Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập    thuộc lĩnh vực y tế    15
1.2.4.    Khái niệm tạo động lực làm việc cho viên chức các phòng, ban ở các
đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành y    18
1.3.    Các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức    19
1.3.1.    Tạo    động    lực    làm    việc thông qua    phân công công việc    19
1.3.2.    Tạo    động    lực    làm    việc thông qua    đào tạo, bồi dưỡng    20
1.3.3.    Tạo động lực thông qua đánh giá – xếp loại    21
1.3.4.    Tạo    động    lực    làm    việc thông qua    môi trường làm việc    21
1.3.5.    Tạo    động    lực    làm    việc thông qua    cơ hội thăng tiến    22
1.3.6.    Tạo    động    lực    qua    tiền lương, thưởng, phụ cấp và các phúc lợi    22
1.4.    Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban    24
1.4.1.    Chính sách đối với viên chức    24
1.4.2.    Nhu cầu của cá nhân viên chức    26
1.4.3.    Giá trị cá nhân của viên chức    26
1.4.4.    Đặc điểm tính cách của viên chức    27
1.4.5.    Khả năng, năng lực của viên chức    28
1.4.6.    Nguồn tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập    28
1.4.7.    Phong cách lãnh đạo    29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1    30
Chương 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC KHỐI PHÒNG, BAN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI    31
2.1.    Tổng quan về Bệnh viện Bạch Mai    31
2.1.1.    Lịch sử hình thành    31
2.1.2.    Chức năng và nhiệm vụ chính    32
2.1.3.    Cơ cấu tổ chức    32
2.2. Khái quát về viên chức khối phòng ban Bệnh viện Bạch Mai    34
2.2.1.    Chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban chức năng tại Bệnh viện Bạch
Mai    34
2.2.2.    Khái quát về viên chức khối phòng, ban tại Bệnh Viện Bạch Mai    35
2.3.    Phân tích thực trạng tạo động lực công việc đối với viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện    38
2.3.1.    Tạo động lực làm việc thông qua phân công công việc    38
2.3.2.    Tạo    động    lực    thông qua    đào tạo, bồi dưỡng    41
2.3.3.    Tạo    động    lực    thông qua    đánh giá, xếp loại    42
2.3.4.    Tạo    động    lực    thông qua    môi trường làm việc    43
2.3.5.    Tạo    động    lực    thông qua    cơ hội thăng tiến    47
2.3.6.    Tạo động lực làm việc thông qua thu nhập: lương, thưởng, phụ cấp và
phúc lợi, thu nhập tăng thêm    48
2.4.    Đánh giá chung về tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Bạch Mai    58
2.4.1.    Ưu điểm    58
2.4.2.    Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế    60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2    64
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCTẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC KHỐI PHÒNG, BAN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI    65
3.1.    Quan điểm hoàn thiện công tác tạo động lực cho viên chức khối phòng
ban Bệnh viện Bạch Mai    65
3.1.1.    Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng    65
3.1.2.    Hoàn thiện hệ thống chính sách, xây dựng và phát triển nguồn nhân
lực      65
3.1.3.    Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống cho
viên chức, người lao động    66
3.2.    Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho viên chức khối phòng ban Bệnh viện Bạch Mai    67
3.2.1.    Xây dựng, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc    67
3.2.2.    Nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và tạo cơ hội thăng
tiến    69
3.2.3.    Xây dựng, hoàn thiện hệ thống đánh giá, thi đua khen thưởng và đa
dạng hóa hình thức khen thưởng    70
3.2.4.    Đổi mới chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với viên chức
khối phòng ban    73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3    76
KẾT LUẬN    77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO    78
PHỤ LỤC    81 
DANH MỤC BANG
Bảng 2.1: Số lượng viên chức tại các khối thuộc bệnh viện năm 2021     35
Bảng 2.2:Trình độ chuyên môn của viên chức tại các phòng, ban    36
Bảng 2.3: Số lượng viên chức theo độ tuổi    37
Bảng 2.4: Mức độ bố trí công việc phù hợp với trình độ được đào    tạo    38
Bảng 2.5: Mức độ phân công công việc công bằng    39
Bảng 2.6: Việc luân phiên công việc sẽ giúp bạn phát triển năng lực của bản thân 40Bảng 2.7: Việc đào tạo nâng cao trình độ năng lực được tổ chức thường xuyên ? .41Bảng 2.8: Việc đánh giá khen thưởng đã thực hiện công bằng, dân chủ chưa? 42
Bảng 2.9:Đánh giá của viên chức khối phòng, ban về môi trường làm việc .. 43
Bảng 2.10: Môi trường làm việc tại đây có cơ hội thăng tiến, phát triển?    47
Bảng 2.11: Mức lương trung bình hàng tháng của viên chức khối phòng, ban giai đoạn 2019-2021    50
Bảng 2.12: Mức lương trung bình hàng tháng của viên chức y, bác sĩ, nhân viên làm công tác chuyên môn giai đoạn 2019-2021    50
Bảng 2.13: Đánh    giá    của viên chức khối phòng, ban về thu nhập    53
Bảng 2.14: Đánh    giá    mức độ phù hợp của Phụ cấp hiện nay    55
Bảng 2.15: Đánh    giá    về mức độ chi trả của thu nhập tăng thêm    56 

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment