Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, thành phố Hà Nội

Luận văn thạc sĩ quản lý công Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, thành phố Hà Nội.Để phát triển kinh tế xã hội, chúng ta cần rất nhiều nguồn lực như: vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ và con người… Trong đó, nguồn lực con người là nhân tố liên kết, tích hợp, tổng hợp các nguồn lực khác. Đối với các cơ quan, tổ chức kể cả khu vực công lẫn khu vực tư, nguồn lực con người vẫn được xem là quan trọng nhất [20, tr67]. Theo đó, quản trị nguồn nhân lực hiệu quả được coi là chìa khóa thành công của cơ quan, tổ chức.
Mục tiêu chung của quản trị nguồn nhân lực là cung cấp cho tổ chức một lực lượng lao động có hiệu quả. Một trong các yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu suất trong lao động đó là động lực làm việc của người lao động [26, tr8]. Trong quá trình làm việc, người lao động sẽ có những hành vi tương ứng với động lực làm việc của họ. Trong một tổ chức, nếu đa số người lao động có động lực làm việc tích cực sẽ tạo ra một tập thể có khao khát làm việc, có phương hướng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, phát huy được toàn bộ khả năng và sức sáng tạo trong việc hoàn thành mục tiêu công việc. Bên cạnh đó, tạo được động lực làm việc còn góp phần tạo ra bầu không khí làm việc hăng say, hạn chế được vi phạm hay những tiêu cực chung trong đơn vị, góp phần xây dựng văn hóa riêng của tổ chức. Tạo động lực làm việc là chất keo gắn kết người lao động với nhau, khắc phục được tình trạng “chảy máu chất xám” – tình trạng người lao động bỏ việc, rời khỏi tổ chức. Từ vai trò trên, có thể khẳng định tạo động lực cũng được coi là một trong những công cụ quan trọng của nhà quản lý, là yếu tố mang tính quyết định hiệu quả làm việc và khả năng cạnh tranh của tổ chức.


Trong lĩnh vực y tế cán bộ viên chức y tế là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, là yếu tố then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển cũng như năng lực cạnh tranh của các các tổ chức y tế. Trong công tác chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện (BV), đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng, y tá… có vị trí, vai trò quan trọng quyết định chất lượng khám và điều trị, họ là những người trực tiếp thực hiện công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và làm các thủ tục liên quan cho bệnh nhân [22, tr4]. Hiện nay, trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và mô hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, điển hình là sự diễn biến phức tạp của những biến chủng mới Covid-19 và các dịch bệnh khác… đã và đang ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến các tổ chức y tế trên phạm vi toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, đối với đội ngũ viên chức ngành y dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều mặt, từ suy giảm sức khỏe thể chất, lo lắng, trầm cảm đến sụt giảm thu nhập, phụ cấp… Trên thực tế, không ít cán bộ viên chức ngành y đã có suy nghĩ thay đổi công việc, chuyển chỗ làm việc, thậm chí có rất nhiều cán bộ viên chức y tế đã viết đơn xin thôi việc. Thực trạng này đòi hỏi cơ sở y tế các cấp cần phải chủ động hơn nữa, quan tâm tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức bằng các việc làm cụ thể nhằm khuyến khích viên chức ngành y gắn bó với công việc, say mê với công việc, khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là đơn vị hành chính sự nghiệp, BV hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn quận Hà Đông và các địa phương lân cận. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ y, bác sĩ, điều dưỡng, y tác và người lao động quyết định đến hiệu quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm của BV, Ban Giám đốc BV đã chủ động nghiên cứu, xác định những yếu tố khó khăn, tác động, đề ra những biện pháp nhằm không ngừng nâng cao động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bệnh viện tăng cường tối ưu hoá các nguồn thu làm cơ sở chi tăng thêm thu nhập cho nhân viên, các biện pháp hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), minh bạch trong công tác đánh giá, bố trí sử dụng viên chức đã giúp động viên, củng cố niềm tin, phát huy tinh thần cố gắng, chủ động, tích cực, sáng tạo của cán bộ, viên chức, người lao động trong công tác [1, tr3]. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện các biện pháp tạo động lực, có lúc, có thời điểm cũng còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót. Mặc dù BV đã nỗ lực trong chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức nhưng thu nhập còn thấp so với mức đời sống cơ bản ở thủ đô, mức thu nhập bình quân của cán bộ, viên chức của BV còn chênh lệch lớn so với các BV trên địa bàn. Bên cạnh đó, một số biện pháp tạo động lực việc triển khai còn chưa đi vào thực chất, mang tính hình thức, chung chung. Những hạn chế đó đã và đang tác động đến tâm tư, tình cảm của nhân viên y tế, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên phục vụ công tác khám, chữa bệnh của BV, khiến cho một số cán bộ, nhân viên còn thiếu quyết tâm, thiếu kiên định gắn bó lâu dài với BV.
Xuất phát từ những lý do trên, bản thân là một viên chức làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, với mong muốn vận dụng kiến thức đã học góp phần nhỏ bé vào thực tiễn công tác, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công nhằm đáp ứng yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU    1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG Lực VÀ TẠO ĐỘNG Lực LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC Y TẾ    11
1.1.    Lý luận chung về động lực và tạo động lực làm việc    11
1.2.    Tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện    21
1.3.    Tính chất, đặc điểm việc làm của viên chức tại bệnh viện và sự cần thiết
tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện    23
1.4.    Các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện    27
1.5.    Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho viên chức y tế    35
Tiểu kết chương 1    40
Chương 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI    41
2.1.    Khái quát về Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, TP. Hà Nội    41
2.2.    Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho viên chức tại Bệnh viện
Đa khoa Hà Đông, TP. Hà Nội    46
2.3.    Đánh giá chung về công tác tạo động lực làm việc cho viên chức tại
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, TP. Hà Nội    72
Tiểu kết chương 2    77
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI    78
3.1.    Phương hướng tạo động lực làm việc cho viên chức tại Bệnh viện Đa khoa
Hà Đông, TP. Hà Nội thời gian tới    78
3.2.    Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện Đa khoa
Hà Đông, TP. Hà Nội thời gian tới    80
Tiểu kết chương 3    97
KẾT LUẬN    98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM    KHẢO    100
PHỤ LỤC    104 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Độ tuổi của viên chức Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2022 45
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng của viên chức BV Đa khoa Hà Đông về mức thu nhập    48
Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng của đội ngũ viên chức BV Đa khoa Hà Đông 52 Biểu đồ 2.4. Đánh giá của cán bộ viên chức BV Đa khoa Hà Đông    53
Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng về của viên chức về phân công nhiệm vụ của BV Đa khoa Hà Đông hiện nay    55
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng của viên chức về thi đua, khen thưởng    62
Biểu đồ 2.7. Mức độ hài lòng của cán bộ, viên chức về các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực    66
Biểu đồ 2.8. Mức độ hài lòng của cán bộ viên chức về cơ hội thăng tiến của viên chức BV Đa khoa Hà Đông    69
Biểu đồ 2.9. Mức độ hài lòng của cán bộ viên chức về các yếu tố    72
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng nhân lực BV Đa khoa Hà Đông (giai đoạn 2020-2022)    44
Bảng 2.2. Trình độ cán bộ, viên chức của BV Đa khoa Hà Đông từ năm 2020-2022    45
Bảng 2.3. Cơ cấu về giới tính viên chức của BV Đa khoa Hà Đông từ năm 2020-2022    46
Bảng 2.4. Tổng hợp tiền lương trung bình của cán bộ, viên chức Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (giai đoạn 2020 – 2022)    48
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow    16
Sơ đồ 1.1. Nhu cầu – Sự thoả mãn    18
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bệnh viện Đa khoa Hà Đông    43

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment