tạo động lực làm việc cho viên chức Viện vệ sinh dịch tê Tây nguyên
Luận văn thạc sĩ quản lý công tạo động lực làm việc cho viên chức Viện vệ sinh dịch tê Tây nguyên.Công tác y tế dự phòng có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh ngay từ cộng đồng và góp phần giảm áp lực đến các tuyến điều trị. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động cho thấy hệ thống chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu do thiếu nguồn nhân lực, đầu tư cho y tế dự phòng còn hạn chế
Trong những năm gần đây, thu nhập bình quân của người dân liên tục được cải thiện và nâng cao, cùng với việc xuất hiện ngày càng nhiều bệnh mới, làm cho nhu cầu được chăm sóc và bảo vệ của người dân ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu công việc và phục vụ nhân dân, đòi hỏi những người làm công tác y tế dự phòng phải nghiên cứu, tiếp cận và khống chế dịch bệnh một cách kịp thời, khoa học…, Các nhà quản lý muốn khai thác tối đa khả năng đóng góp của đội ngũ viên chức cho tổ chức, đơn vị thì ngoài việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bố trí sử dụng một cách hợp lý nguồn nhân lực, cần phải nghiên cứu tìm hiểu thêm nhu cầu về vật chất cũng như nhu cầu về tinh thần của đội ngũ viên chức mình đang có, từ đó đề ra những chính sách nhằm tạo động lực cho viên chức phát huy khả năng tiềm tàng của mình. Chính vì vậy, việc tạo động lực cho viên chức (bao gồm cả động lực vật chất và động lực về tinh thần) là hết sức cần thiết.
Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên là một đơn vị sự nghiệp y tế dự phòng trực thuộc bộ y tế, đóng chân trên địa bàn Tây Nguyên có chức năng chủ yếu là chỉ đạo tuyến, phòng chống dịch bệnh cho đồng bào các dân tộc 04 tỉnh: Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum và nghiên cứu, phát hiện các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn được giao.
Thực tế tại các đơn vị y tế trong cả nước hiện nay cũng như tại Viện là đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn về y tế dự phòng còn thiếu, còn yếu, đa số là bác sĩ đa khoa chuyển sang làm công tác dự phòng, thời gian đi công tác tại thực địa nhiều, tiền lương theo hệ số lương hành chính, chế độ ưu đãi còn rất thấp. Trong khi đó các bác sĩ đa khoa nếu làm trong hệ điều trị tại các bệnh viện, trạm y tế có thời gian làm việc chủ động, không đi công tác, chế độ trực và ưu đãi hưởng được hưởng cao hơn, bên cạnh đó họ còn có thời gian để tăng thêm thu nhập từ hoạt động phòng khám tư nhân…, Vì vậy, các y bác sĩ khi có điều kiện đi học tập nâng cao trình độ thường không quay về làm việc tại Viện mà tìm cơ hội tại các nơi có mức thu nhập cao và ổn định hơn. Do đó việc tạo động lực cho viên chức lại càng quan trọng cần phải ưu tiên hàng đầu. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất giúp cho lãnh đạo đơn vị đạt được mục tiêu mong đợi, đồng thời giúp cho viên chức yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với tổ chức, đơn vị.
Trong những năm gần đây, Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đang đối mặt với nguy cơ thiếu bác sĩ, cán bộ chuyên môn có trình độ cao do những điều kiện khách quan của môi trường lao động.
Từ thực tiễn đó, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tôi đã chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho viên chức Viện vệ sinh dịch tê Tây nguyên” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình, thông qua việc nghiên cứu này, tác giả mong muốn nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ phía học viện nơi tác giả theo học cũng như nơi tác giả đang công tác để nhằm hoàn thiện lý thuyết và tìm giải pháp cho vấn đề này, góp một phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu của ngành y tế nói chung và của Viện nói riêng.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vii
PHẦN MỞ ĐẦU 6
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TạO ĐộNG LựC LÀM VIỆC TRONG TỔ CHỨC 7
1.1. Bản chất của động lực và tạo động lực làm việc 7
1.2. Một số lý thuyết chủ yếu về tạo động lực làm việc trong tổ chức 14
1.3. Tiêu chí đánh giá động lực của người lao động trong tổ chức 24
1.4. Các công cụ được sử dụng trong tạo động lực làm việc 27
1.5. Viên chức và viên chức ngành y tế 33
1.6. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho người lao động 38
TIỂU KẾTCHƯƠNG 1 47
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG Lực LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TÂY NGUYÊN48
2.1. Tổng quan về Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên 48
2.2. Đánh giá hoạt động tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức Viện vệ
sinh dịch tễ Tây Nguyên hiện nay 53
Bảng 2.6: Mức độ hài lòng chế độ phúc lợi khác của Viện 64
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 80
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG Lực LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC VIỆN VỆ SINH DỊCH TẾ TÂY NGUYÊN 81
3.1. Phương hướng tạo động lực làm việc của viên chức Viện VSDT Tây
Nguyên 81
3.2. Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm tăng cường công tác tạo động lực
cho người lao động tại Viện 83
3.3. Một số kiến nghị 96
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 102
Phụ lục 1
Nguồn: https://luanvanyhoc.com