THẨM ĐỊNH NGOẠI TÍNH PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC QUẦN THỂ VANCOMYCIN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
THẨM ĐỊNH NGOẠI TÍNH PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC QUẦN THỂ VANCOMYCIN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Trương Thanh Long1, Lê Bá Hải2, Nguyễn Thị Thu Thủy2, Nguyễn Tứ Sơn2, Nguyễn Thị Dừa1, Nguyễn Thị Bảo Liên1, Đỗ Đình Tùng1, Nguyễn Thị Liên Hương2
1 BV Đa khoa Xanh Pôn
2 Trường ĐH Dược Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ giám sát nồng độ thuốc (TDM) vancomycin tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, các mô hình dược động học quần thể (POP PK) vancomycin đã được đưa vào sàng lọc và xác định tính phù hợp với dữ liệu nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân tại bệnh viện, hướng tới xây dựng công cụ/phần mềm điều chỉnh liều chính xác bằng phương pháp Bayesian. Phương pháp: Thẩm định khả năng dự báo của các mô hình POP PK vancomycin đã công bố trên bộ dữ liệu nồng độ vancomycin trong máu bệnh nhân từ quá trình TDM thông qua phương pháp thẩm định ngoại. Kết quả: Sau khi sàng lọc và phân tích các mô hình, mô hình phù hợp nhất là POP PK vancomycin của Yamamoto (2009) với trung bình sai số dự đoán tuyệt đối (MAPE) là 9,96% (mức tối ưu), sai số dự đoán trung bình (MPE) là 0.637 mg/l (nhỏ hơn giới hạn định lượng là 2.5 mg/l). Kết luận: Mô hình của Yamamoto và cộng sự công bố năm 2009 là mô hình POP PK phù hợp nhất với quần thể bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng nhằm xây dựng công cụ điều chỉnh liều theo phương pháp Bayesian trong tương lai.
Để tối ưu hóa hiệu quả cũng như giảm thiểu độc tính của thuốc, giám sát nồng độ thuốc (TDM) vancomycin trong máu bệnh nhân đã được đưa vào trong thực hành lâm sàng thường quy từ nhiều năm nay. Đích dược động học/dược lực học (PK/PD) của vancomycin được khuyến cáo là tỷ lệ diện tích dưới đường cong nồng độ -thời gian trong 24 giờ so với nồng độ ức chế tối thiểu (AUC24/MIC) cần đạt trong khoảng 400-600mg.h/lHiện nay, giá trị AUC24của vancomycin ở bệnh nhân được ước tính thông qua sử dụng phương pháp lấy mẫu 2 điểm đỉnh -đáy (giả định thuốc tuân theo mô hình dược động học bậc 1) hoặc sử dụng phương pháp ước tính Bayesian kết hợp thông tin có sẵn từ mô hình dược động học quần thể (POP PK) được lựa chọn với ít nhất một điểm nồng độ trên bệnh nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phát triển được hoặc lựa chọn được mô hình POP PK phù hợpvới quần thể bệnh nhân điều trị, là cơ sở xây dựng một công cụ Bayesian hỗ trợ hoạt động TDM vancomycin tại Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn (BVĐK). Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu sàng lọc nhằm xác định được mô hình POP PK vancomycin phù hợp với đối tượng bệnh nhân nhiễm trùng nặng đang điều trị tại BVĐK Xanh Pôn. Nghiên cứu này sẽ là tiền đề để phát triển công cụ hiệu chỉnh liều vancomycin theo phương pháp Bayesian nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ TDM trên bệnh nhân tại BVĐK Xanh Pôn.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com