THIẾT KẾ MỒI XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN SLC22A5 GÂY BỆNH THIẾU HỤT CARNITIN
THIẾT KẾ MỒI XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN SLC22A5 GÂY BỆNH THIẾU HỤT CARNITIN
Nguyễn Thị Phương Thúy1,, Nguyễn Thị Thảo Vi 2, Tạ Văn Thạo1, Trịnh Thị Phương Dung1, Bùi Thị Bảo
Bệnh lý thiếu hụt carnitin nguyên phát (CDSP) gây ra bởi một đột biến lặn trên gen SLC22A5 mã hóa cho protein vận chuyển carnitin (OCTN2) trong huyết thanh và được đặc trưng bởi triệu chứng hạ đường huyết giảm lượng ketone máu (hypoketotic hypoglycemia), bệnh lý về xương và nhược cơ tim có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời [1,2]. Bệnh nhân mắc bệnh thiếu hụt carnitin nguyên phát thường đáp ứng tốt với việc bổ sung L-Carnitin đường uống và cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng của họ [3]. Do đó, chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng với bệnh nhân thiếu hụt carnitin nguyên phát. Xét nghiệm phân tích gen SLC22A5 mã hóa protein vận chuyển carnitin có giá trị chẩn đoán xác định bệnh thiếu hụt carnitin nguyên phát bởi kỹ thuật này xác định được chính xác các đột biến trên gen SLC22A5 ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổng hợp prot++ein vận chuyển carnitin. Ở Việt Nam hiện nay để xác đột biến gen SLC22A5 chủ yếu sử dụng các bộ mồi được tham khảo từ nghiên cứu trước đây trên thế giới tuy nhiên vẫn gặp phải sự không đặc hiệu về mồi dẫn đến khó xác định được đột biến. Nghiên cứu này tập trung vào thiết kế và tối ưu hóa bộ mồi đặc hiệu trong xác định đột biến gen SLC22A5 gây bệnh thiếu hụt carnitin nguyên phát ở người Việt Nam.
Carnitin là một thành phần quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Carnitin giúp cơ thể vận chuyển chất béo chuỗi dài vào ty thể, tại đây chất béo được oxi hóa vàtạo ra năng lượng [1]. Bệnh lý thiếu hụt carnitin nguyên phát (CDSP) gây ra bởi một đột biến lặn trên gen SLC22A5 mã hóa cho protein vận chuyển carnitin trong huyết thanh và được đặc trưng bởi triệu chứng hạ đường huyết giảm lượng ketone máu (hypoketotic hypoglycemia), bệnh lý về xương và nhược cơ tim. [2] Bệnh mang đến những biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả tử vong nếu không được điều trị kịp thời [1,2]. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh thiếu hụt carnitin nguyên phát thường đáp ứng tốt với việc bổ sung L-Carnitin đường uống và cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng của họ [3]. Do đó, chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng với bệnh nhân thiếu hụt carnitin nguyên phát. Để phát hiện tình trạng thiếu hụt carnitin các xét nghiệm thường được chỉ định là: định lượng nồng độ carnitin tự do trong huyết tương, xây dựng cây phả hệ theo dõi di truyền của bệnh, đánh giá sự vận chuyển carnitin fibroblast, phân tích gen mã hóa protein vận chuyển carnitin… Trong đó xét nghiệm phân tích gen SLC22A5 mã hóa protein vận chuyển carnitin có giá trị chẩn đoán xác định bệnh thiếu hụt carnitin nguyên phát bởi kỹ thuật này xác định được chính xác các đột biến trên gen SLC22A5 ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổng hợp protein carnitin. Ở Việt Nam hiện nay để xác đột biến gen SLC22A5 chủ yếu sử dụng các bộ mồi được tham khảo từ nghiên cứu trước đây trên thế giới tuy nhiên vẫn gặp phải sự không đặc hiệu về mồi dẫn đến khó xác định được đột biến. Do vậy, nghiên cứu này tập trung vào thiết kế và tối ưu hóa bộ mồi đặc hiệu trong xác định đột biến gen SLC22A5 gây bệnh thiếu hụt carnitin nguyên phát ở người Việt Nam
THIẾT KẾ MỒI XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN SLC22A5 GÂY BỆNH THIẾU HỤT CARNITIN