THÔNG BÁO LÂM SÀNG: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNGĐƯỢC PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT RUỘT THỪA THÀNH CÔNG

THÔNG BÁO LÂM SÀNG: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNGĐƯỢC PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT RUỘT THỪA THÀNH CÔNG

 THÔNG BÁO LÂM SÀNG: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNGĐƯỢC PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT RUỘT THỪA THÀNH CÔNG

Lâm Ngọc Tú*; Nguyễn Ngọc Thạch*; Phạm Thị Thanh Huyền**
TÓM TẮT
Thuốc chống  đông đường uống thường được chỉ  định dùng để  phòng ngừa tắc mạch trong các trường hợp rung nhĩ, sau phẫu thuật thay van tim… Khi những bệnh nhân (BN) này phải phẫu thuật cấp  cứu, bác sỹ  gây mê cần phải trả  lời các câu hỏi: thời điểm nào thích hợp để  phẫu thuật? Khi nào ngừng uống thuốc chống đông? Ngày 17 –  8 –  2013, chúng tôi đã tiến hành gây mê nội khí quản cho BN nam 57 tuổi được phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt ruột thừa với chẩn đoán khi vào viện là viêm ruột thừa cấp giờ thứ 10 có sử dụng thuốc chống đông đường uống sintrom 1 mg/ngày để điều trị rung nhĩ, suy tim độ II. BN có tiền sử đột quỵ não năm 2009, đã được nong van 2 lá năm 2010 do hẹp van 2 lá. Xét nghiệm khi vào viện INR (international normalizedratio) 2,4; tỷ lệ prothrombin 26%, aPTT 32 s, fibrinogen 5,9 g/l, tiểu cầu 272 G/L, hematocrit 47,7%. Trước phẫu thuật, BN được truyền huyết tương tươi đông lạnh (fresh frozen plasma) 500 ml và tiêm tĩnh mạch vitamin K1 5 m g x 2 ống, sau khi xử trí, INR giảm xuống 1,7 và tỷ lệ prothrombin tăng 37%. BN được PTNS cắt ruột thừa viêm ở giờ thứ 30 với lượng máu mất không đáng kể, trong và sau phẫu thuật, BN hoàn toàn ổn định.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment