Thực trạng, các yếu tố ảnh hưỏng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang

Thực trạng, các yếu tố ảnh hưỏng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang

Luận án Thực trạng, các yếu tố ảnh hưỏng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (2012 – 2013).Mất cân bằng giới tính khi sinh đã xuất hiện và là một vấn đề xã hội được biết đến từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế, an ninh, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia ở Châu Á, khiến các quốc gia này lâm vào tình trạng bất ổn định trên nhiều lĩnh vực. Ở các nước này, tỷ số giới tính khi sinh tăng cao bất thường, cao hơn so với giá trị chuẩn 105/100, vượt khỏi mức sinh học tự nhiên 104-106/100, lên quá mức 108/100 và thậm chí trên mức 120/100 và chủ yếu ở dạng thừa nam thiếu nữ [17], [18], [112], [120].

Ở Việt Nam, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh xuất hiện muộn hơn, từ những năm đầu của thế kỷ XXI, nhưng lại rất nghiêm trọng. Kết quả các cuộc điều tra dân số cho thấy, hơn 10 năm qua mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra với tốc độ nhanh, ngày càng lan rộng. Số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 đã cung cấp một bức tranh chi tiết về quá trình tiến triển của tỷ số giới tính khi sinh theo thời gian, những khác biệt về mặt địa lý của tỷ số này theo vùng và theo tỉnh. Khoảng cách quá lớn của chỉ số nhân khẩu học này, đã phản ánh sự can thiệp có chủ đích làm phá vỡ thế cân bằng ổn định sinh học giữa số bé trai và bé gái được sinh ra ở Việt Nam và đặc biệt nghiêm trọng ở một số tỉnh vùng trung du Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng. Điều này phản ánh sự phân biệt đối xử có hệ thống đối với các bé gái ngay từ trước khi được sinh ra và hậu quả là gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh [82], [86].
Quan sát hiện tượng này, các nhà nhân khẩu học dự báo, nếu tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam tiếp tục tăng sau năm 2010, thì cấu trúc giới tính của dân số cả nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là với thế hệ các bé trai được sinh ra sau năm 2005 và bước vào độ tuổi lập gia đình vào năm 2030. Đến năm 2035, mức dư thừa nam giới trưởng thành sẽ chiếm khoảng mười phần trăm tổng số nam giới và thậm chí còn cao hơn nếu tỷ số giới tính khi sinh không trở lại mức bình thường trong hai thập kỷ nữa [86].
Bắc Giang là 1 trong 10 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất toàn quốc ở mức 116,8/100; mặc dù xuất hiện muộn nhưng cũng diễn ra rất nhanh; tỷ số giới tính khi sinh tăng cao đến mức nghiêm trọng; xu hướng gia tăng tỷ số giới tính khi sinh cũng được cho là bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân phức tạp, giống như ở một số nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam: “Nguyên nhân trực tiếp” là do có sự tiếp cận ngày càng dễ dàng với công nghệ lựa chọn giới tính; “Nguyên nhân cơ bản” là do thiếu hệ thống an sinh xã hội, do tác động của việc thực hiện chính sách dân số; “Nguyên nhân sâu xa” được xác định là do phong tục tập quán, quan niệm văn hóa truyền thống, nhu cầu lao động… dẫn đến việc ưa thích con trai [86], [99].
Để giải quyết tình trạng này, Bắc Giang cũng đã triển khai thực hiện một số giải pháp, tuy nhiên kết quả cho thấy việc kiểm soát hết sức khó khăn. Các quốc gia có tỷ số giới tính khi sinh cao, bao gồm cả Việt Nam, cũng đã rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; tuy nhiên, kết quả ở mỗi nước rất khác nhau, trong số đó mới chỉ có Hàn Quốc thành công [84].
Thực tế cho thấy, nếu để tình trạng này kéo dài, không có sự can thiệp mạnh mẽ thì sẽ gây hệ luỵ nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Giang nói riêng và của cả nước nói chung.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng, các yếu tố ảnh hưỏng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (2012 – 2013)” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (2007 – 2011).
2. Đánh giá hiệu quả bước đầu một số biện pháp can thiệp làm giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang (2012 -2013).
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ Thực trạng, các yếu tố ảnh hưỏng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (2012 – 2013)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Hàn Thị Hồng Thúy, Lê Văn Bào, Hoàng Hải (2014), ‘‘Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành lựa chọn giới tính thai nhi của các cặp vợ chồng ở tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 9(1), tr. 105 – 109.
2. Hàn Thị Hồng Thúy, Lê Văn Bào, Hoàng Hải (2014), ‘‘Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp làm giảm tỷ số giới tính khi sinh ở 3 huyện của tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 9(3), tr. 125 – 129.

Tài liệu tham khảo 

Tiếng Việt
1. Andrew S., Cecile L. (2001), Đưa vấn đề giới vào phát triển, Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa -Thông tin, tr. 41-42. (Nguyễn Khánh Cẩm Châu, Ngô Hoàng Điệp, Nguyễn Khánh Ngọc, Hoàng Thanh Lê dịch).
2. Đặng Nguyên Anh (2002), Nghiên cứu một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành chuẩn mực SKSS/KHHGĐ trong đời sống xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 35-38.
3. Nguyễn Quốc Anh (2005), “Thực trạng và giải pháp về tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 9(54), tr. 17-20.
4. Nguyễn Quốc Anh (2008), “Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp khuyến khích về bình đẳng giới góp phần khắc phục mất cân bằng giới tính ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo xây dựng Đề án can thiệp các yếu tố ảnh hưởng giới tính khi sinh, tr. 30-37.
5. Nguyễn Quốc Anh (2013), “Mất cân bằng TSGTKS: Thực trạng, hệ lụy và giải pháp”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 7(148), tr. 16-21.
6. Vũ Tài Anh (2011), “Tỷ số giới tính khi sinh và kiến thức, thái độ, thực hành về dân số-KHHGĐ ở Nam Định”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 12(129), tr. 19-21.
7. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 – Kết quả toàn bộ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr. 85.
8. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2011), Định hướng công tác tham mưu về một số vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản và giới trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, tr. 47-54.
9. Lã Văn Băng (2012), “Quy định của pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 3(132), tr. 22-23.
10. Bộ Chính trị (2009), “Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22-3-2005 về: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số- KHHGĐ”, Tài liệu một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, tr. 32.
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục Thống kê – Quỹ mục tiêu phát triển thiên niên kỷ – Liên hợp quốc (2012), Sổ tay thống kê về giới, Hà Nội, tr. 31.
12. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2011), Hệ thống các văn bản quy định hiện hành về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội, tr. 58-69.
13. Bộ Y tế – Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình – Quỹ dân số Liên hợp quốc (2009), Một số văn bản quốc tế liên quan đến chính sách dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội, tr. 136-142.
14. Carl Haub (2010), “Chính sách dân số của Hàn quốc có hiệu quả?”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 4(109), tr. 8. (Ngọc Minh dịch).
15. Chính phủ (2003), “Nghị định 104/2003/NĐ-CP ngày16/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số”, Tài liệu một số chính sách liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, tr. 42.
16. Chính phủ (2006), “Nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 03/10/2006 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em”, Tài liệu một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh, Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, tr. 45.

17. Christophe Z. G. (2008), Thay đổi tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam trong thời gian gần đây, Tổng quan các bằng chứng, Báo cáo của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tại Việt Nam, tr. 3-5.
18. Christophe Z. G. (2011), “Mất cân bằng giới tính khi sinh ngày nay: xu hướng, hậu quả và gợi ý chính sách”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về mất cân bằng giới tính khi sinh – Giải quyết vấn đề và định hướng cho tương lai, Hà Nội, tr. 1-4.
19. Nguyễn Đình Cử (2007), Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 30-33.
20. Nguyễn Đình Cử (2007), “Dân số Việt Nam: những thách thức trong tương lai và khuyến nghị về chính sách”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 4(73), tr. 13-14.
21. Nguyễn Đình Cử (2008), “Mất cân bằng giới tính khi sinh: Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo xây dựng Đề án can thiệp các yếu tố ảnh hưởng GTKS, Hà Nội, tr. 10-16.
22. Nguyễn Đình Cử (2011), 50 năm chính sách giảm sinh ở Việt Nam (1961-2011), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr. 85-105.
23. Vũ Thị Cúc (2011), “Lựa chọn giới tính thai nhi ở Việt Nam”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 12 (129), tr. 16-18.
24. Cục Thống kê Bắc Giang (2001), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2000, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr. 208.
25. Cục Thống kê Bắc Giang (2014), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2013, Bắc Giang, tr. 26, 32.
26. Đinh Huy Dương (2004), “Tỷ số giới tính khi sinh ở Trung Quốc”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 7(40), tr. 46-49.
27. Lương Quang Đảng (2010), “Giới trẻ Ấn Độ lên tiếng về tình trạng loại bỏ thai nhi để LCGTKS”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 3(108), tr. 33.

28. Lương Quang Đảng (2011), “Ưa thích con trai và giới tính khi sinh của Ấn Độ qua điều tra sức khỏe gia đình quốc gia”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 10(127), tr. 11-15.
29. Lương Quang Đảng (2011), “Hội thảo quốc tế về MCBGTKS: Thực trạng và định hướng tương lai”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 10(127), tr. 31.
30. Trần Tiến Đức, Trịnh Duy Luân (2005), “Nghiên cứu một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành chuẩn mực SKSS-KHHGĐ trong đời sống xã hội Việt Nam”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học về Dân số, gia đình và trẻ em 2002-2004, tr. 230-235.
31. Phạm Đại Đồng (2009), Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức sinh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, tr. 43-44.
32. Hoàng Tịch Giang (2002), “Phát triển con người: Những chỉ số phản ảnh chênh lệch giới”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 3(13), tr. 29-31.
33. Nguyễn Thái Hà (2008), “Ngăn chặn nguy cơ mất cân bằng giới tính ở Việt Nam”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 10(91), tr. 29-31.
34. Nguyễn Thái Hà (2009), “Trung Quốc: xu hướng thích con trai dẫn đến chênh lệch giới ở độ tuổi 20”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 3(96), tr. 36.
35. Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Mỹ Trang (2013), “Hiểu biết về mất cân bằng giới tính khi sinh của cán bộ lãnh đạo, quản lý”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 7(148), tr. 21-24.
36. Đức Hiến (2007), “Quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện Trung Quốc về tăng cường toàn diện chương trình dân số/KHHGĐ”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 4(73), tr. 5.
37. Học viện Quân y (2014), Dịch tễ học cơ sở, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 221, 228.
38. Khuất Thu Hồng (2008), Đối với những can thiệp vào thực hành lựa chọn giới tính trước khi sinh, Báo cáo tham luận Hội thảo xây dựng Đề án can thiệp các yếu tố ảnh hưởng giới tính khi sinh, Hà Nội.
39. Khuất Thu Hồng (2010), “Có con trai và giữ gia đình quy mô nhỏ: thách thức lớn đối với gia đình Việt Nam”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 11(116), tr. 15.
40. Hà Việt Hùng (2010), “Biến động tỷ số giới tính khi sinh Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 11(116), tr. 10, 13.
41. Đỗ Thị Hương, Lưu Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thiềng (2009), “Cơ sở lý luận về cơ cấu dân số”, Tổng quan kết quả nghiên cứu, điều tra về cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính, Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội, tr. 43-44.
42. Nguyễn Mỹ Hương (2009), “Mất cân bằng giới tính khi sinh: nguyên nhân và hậu quả”, Thông tin nghiên cứu Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, 2(11), tr. 9-13.
43. Thu Hương (2003), “Phụ nữ có thai ở Trung Quốc thích sinh con gái”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 4(26), tr. 49.
44. Hoàng Thị Khuyên (2012), Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tỉnh Hưng Yên, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.
45. Việt Linh (2011), “Trung Quốc có quá nhiều nam giới độc thân”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 2 (131), tr. 35.
46. Liu Hongyan (2004), “Phân tích tỷ số giới tính lúc sinh ở Trung Quốc”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 12(45), tr. 22-29 (Trần Thị Hoàng Yến dịch).
47. Đoàn Minh Lộc, Nguyễn Thị Thiềng (2005), Báo cáo tổng kết nghiên cứu mất cân đối giới tính khi sinh trong 5 năm qua ở một số địa phương (thực trạng và giải pháp), Hà Nội, tr. 59-60.
48. Đoàn Minh Lộc (2011), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh ở một số địa phương và đề xuất các giải pháp kiểm soát mất cân bằng giới tính, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Hà Nội, tr. 47.

49. Trần Thị Phương Mai (2005), “Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến nạo hút thai tại các cơ sở y tế ở Việt Nam”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học về dân số, gia đình và trẻ em 2002-2004, Hà Nội.
50. Ngọc Minh (2010), “Chính sách dân số của Trung Quốc có hiệu quả”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 4 (109), tr. 8.
51. Nguyễn Vân Nga (2009), “Mất cân bằng giới tính khi sinh”, Các tác phẩm đoạt giải báo chí toàn quốc về công tác DS – KHHGĐ, tr. 54-66.
52. Lê Hữu Nghĩa, Lê Ngọc Hùng (2012), Cơ cấu phân tầng xã hội trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
53. Nguyễn Khánh Ngọc, Nguyễn Khánh Cẩm Châu, Hoàng Lê Thanh, Ngô Hoàng Điệp (2011), “Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng Giới về Quyền, Nguồn lực và tiếng nói”, Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, tr. 223.
54. Thái Quân (2012), “Mất cân bằng giới tính khi sinh và những hệ lụy”, Tạp chí Dân số và phát triển, (1), tr. 9-10.
55. Quốc hội (2006), “Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11”, Tài liệu một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, tr. 39.
56. Quỹ dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam (2012), Nghiên cứu về giới, nam tính và sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam, ICRW – ISDS -CREHPA, tr. 5-10.
57. She Peng (2005), “Vấn đề tỷ số giới tính khi sinh ở Trung Quốc”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 3(48), tr. 44-50 (Đỗ Đức Hiến dịch).
58. Nguyễn Khắc Sử, Nguyễn Lân Cường (1998), “Dân số và dân cư thời tiền sử Việt Nam”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học về dân số và kế hoạch hóa gia đình 1995-1997, tr. 23-25.

59. Tai – Hwan Kwon (2009), “Chương trình kế hoạch hóa gia đình quốc gia và chuyển đổi mức sinh tại Hàn Quốc”, Quá độ dân số và phát triển kinh tế xã hội, tr. 259 (Tạ Thanh Hằng, Phạm Huy Lân biên dịch và hiệu đính).
60. Trần Doãn Thắng, Nguyễn Xuân Trường (2009), “Tổng quan kết quả nghiên cứu điều tra về cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính đến năm 2007”, Tổng quan kết quả nghiên cứu, điều tra về cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, tr. 8-27.
61. Trần Doãn Thắng (2008), “Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam từ các cuộc điều tra”, Tổng quan kết quả nghiên cứu, điều tra về cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, tr. 71-88.
62. Lê Thị Thiêm (2007), “Châu Á – thích con trai sẽ có những hậu quả nghiêm trọng”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 10(79), tr. 43-44.
63. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2009), Niên giám thống kê Dân số – Kế hoạch hoá gia đình 2001-2009, Hà Nội, tr. 88.
64. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2009), Mất cân bằng giới tính khi sinh, thực trạng và giải pháp, Tài liệu tuyên truyền cơ sở, Hà Nội.
65. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2010), Niên giám thống kê tóm tắt Dân số – Kế hoạch hoá gia đình 2001-2010, Trung tâm Thông tin và Tư liệu dân số, tr. 164.
66. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2010), Tài liệu tuyên truyền về giới tính khi sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 14-29.
67. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2011), Các thông điệp về Dân số – KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2015, tr. 27-32.
68. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2011), Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội, tr. 36-40.

69. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2011), Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
70. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2011), Niên giám thống kê tóm tắt Dân số – Kế hoạch hoá gia đình 2011, Hà Nội, tr. 21.
71. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2011), Tài liệu tập huấn triển khai đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2011, Hà Nội, tr. 8, 36.
72. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2012), Báo cáo đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2012-2020 và kế hoạch triển khai các can thiệp giảm thiểu MCBGTKS năm 2012, Hà Nội.
73. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2012), “Báo cáo tổng quan về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam”, Tài liệu Hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh, Hà Nội, tr. 2-12.
74. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2012), Niên giám thống kê tóm tắt Dân số – Kế hoạch hoá gia đình 2012, Hà Nội, tr. 20.
75. Tổng cục Thống kê (2002), Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2001 – Những kết quả chủ yếu, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr. 15, 23, 83.
76. Tổng cục Thống kê (2003), Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2002 – Những kết quả chủ yếu, Hà Nội, tr. 25.
77. Tổng cục Thống kê (2007), Điều tra biến động dân số, nguồn lao động và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2006 – Những kết quả chủ yếu, Hà Nội, tr. 62.
78. Tổng cục Thống kê (2011), Điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2010 – các kết quả chủ yếu, Hà Nội, tr. 51-55.
79. Tổng cục Thống kê (2011), Điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011 – các kết quả chủ yếu, Hà Nội, tr. 1, 54-55.

80. Tổng cục Thống kê (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 – Cấu trúc tuổi, giới tính và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam, Hà Nội tr. 31-32.
81. Tổng cục Thống kê (2011), “Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam: các bằng chứng mới về thực trạng, xu hướng và những khác biệt”, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Hà Nội.
82. Tổng cục Thống kê (2012), Điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 – các kết quả chủ yếu, Hà Nội, tr. 41-43.
83. Nguyễn Thị Mỹ Trang (2011), “Tác động của phong tục, tập quán và nghề nghiệp tới sinh con trai ở vùng biển, đảo và ven biển Việt Nam”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 4 (121), tr. 5-9.
84. Dương Quốc Trọng (2009), “Một số nhận xét về kinh nghiệm công tác dân số – KHHGĐ của Trung Quốc và Hàn Quốc”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 7(100), tr. 12,14.
85. Dương Quốc Trọng (2010), “Hiệu quả và sự cần thiết: Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2015”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 11(116), tr. 3.
86. Dương Quốc Trọng (2011), “Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam: các đặc điểm cơ bản và giải pháp”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 7(124), tr. 13-20.
87. Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Viện Dân số và Các vấn đề xã hội (2009), Báo cáo đánh giá Chiến lược dân số Việt Nam, 2001-2010, Hà Nội, tr. 106 -116.
88. Nguyễn Tân Tuấn (2011), “Một số nguyên nhân nạo phá thai”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 7 (124), tr. 32.
89. Lê Quang Tùng (2009), “Triển khai Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam”, Thông tin nghiên cứu Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, 2(11), tr. 30-31.

90. Nguyễn Thị Tuyết (2009), “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 2(95), tr. 22.
91. UNFPA (2004), Tình trạng dân số thế giới 2004, Mười năm thực hiện cam kết Cairo: dân số, sức khỏe sinh sản và nỗ lực toàn cầu xóa đói giảm nghèo , tr. 29-30, 83 – 84.
92. UNFPA (2007), Thực trạng dân số Việt Nam 2006, Hà Nội, tr. 14-21.
93. UNFPA (2008), Thực trạng dân số Việt Nam 2007, Hà Nội, tr. 19-22.
94. UNFPA (2009), Dân số và phát triển tại Việt Nam: Hướng tới một chiến lược mới 2011 – 2020, Hà Nội, tr. 76-77.
95. UNFPA (2009), Đồng bào phật tử tham gia khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tr. 8-13, 37 – 42.
96. UNFPA (2009), Những biến đổi gần đây về tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam, Tổng quan các bằng chứng, Hà Nội.
97. UNFPA (2009), Thực trạng dân số Việt Nam 2008, thông tin cập nhật: Mức sinh, mức chết và tỷ số giới tính khi sinh, Hà Nội, tr. 18.
98. UNFPA (2010), Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam, Các bằng chứng từ Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, Hà Nội.
99. UNFPA (2010), Tổng quan tài liệu nhằm hướng dẫn nghiên cứu về chính sách, Hà Nội.
100. UNFPA (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam, thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, tr. 22, 24, 33.
101. UNFPA (2011), Tóm tắt một số chỉ số phân tích theo giới tính từ số liệu của tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Hà Nội, tr. 41.
102. UNFPA (2011), Chấm dứt lựa chọn giới tính – Mối đe dọa đối với cuộc sống của phụ nữ, Báo cáo tham luận Hội thảo quốc tế về mất cân bằng giới tính khi sinh: giải quyết vấn đề và định hướng cho tương lai, Bộ Y tế – United Nation Vietnam, Hà Nội.
103. UNFPA (2011), Sự ưa thích con trai ở Việt Nam: Ước muốn thâm căn, công nghệ tiên tiến, Báo cáo nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu sâu hơn về tình trạng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam, Hà Nội, tr. 7-12.
104. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2003), “Pháp lệnh Dân số 06/2003/PL-UBTVQH 11 ngày 9 tháng 1 năm 2003”, Tài liệu một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, tr. 33.
105. Thảo Vân (2010), “Hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán tái hòa nhập cộng đồng còn nhiều khó khăn”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 3(108), tr. 27-28.
106. Nguyễn Đức Vy (2008), “Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quy định nghiêm cấm xác định giới tính thai nhi và loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính”, Kỷ yếu Hội thảo xây dựng Đề án can thiệp các yếu tố ảnh hưởng giới tính khi sinh, Hà Nội, tr. 17-20.
107. Yania Branigan (2012), “Khủng hoảng giới tại Trung Quốc”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 3(132), tr. 28-31 (Lê Thị Thiêm dịch).
108. Nguyễn Thị Yến (2004), “Tỷ số giới tính trẻ em tiếp tục giảm ở Ấn Độ”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 7(40), tr. 49-50.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment