Sự hài lòng của sản phụ sinh thường và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017

Sự hài lòng của sản phụ sinh thường và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017

Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Sự hài lòng của sản phụ sinh thường và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017.Sự hài lòng của người bệnh là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc đánh giá chất lượng cung cấp các dịch vụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong thực tế, việc cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho sản phụ ở các nước phát triển như Hoa Kỳ và các nước ở Châu Âu, có vai trò ngày càng quan trọng và là tiêu chí hài lòng của người bệnh [55].
Tại các cơ sở y tế, các nhà quản lý đã triển khai nhiều biện pháp để ghi nhận sự phản hồi của người bệnh khi họ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học để đánh giá mức độ hài lòng theo từng sản phẩm dịch vụ mà các cơ sở y tế cung cấp cho người bệnh đã được công bố trong thời gian qua. Mặc dù, khảo sát sự hài lòng đã được xây dựng và phát triển một cách cụ thể theo từng loại dịch vụ, nhưng hầu hết với các đặc tính tâm lý chấp nhận được, nó vẫn là một ẩn số lớn về các yếu tố của người bệnh sử dụng để xem xét sự hài lòng [58]. Theo tác giả Otani và cộng sự (2011), cho rằng trải nghiệm tích cực các yếu tố quan trọng trong cung cấp dịch vụ sẽ dẫn đến một sự hài lòng chung tốt. Ngược lại, người bệnh đã từng trải nghiệm sự tiêu cực với các yếu tố quan trọng, sự hài lòng tổng thể sẽ xấu đi [60].


Bộ Y tế đã ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam năm 2016 nhằm đánh giá sự hài lòng của người bệnh và được xem là tiêu chí quan trọng đánh giá uy tín, chất lượng phục vụ của bệnh viện. Đây là thước đo phản ánh kết quả đầu ra của các cơ sở y tế dù là công lập hay tư nhân. Thông qua đánh giá sự hài lòng người bệnh sẽ giúp xác định những vấn đề người bệnh chưa hài lòng khi điều trị tại bệnh viện để tiến hành cải tiến chất lượng, từng bước phục vụ người bệnh tốt hơn, đáp ứng sự hài lòng và mong đợi của người bệnh [23].
Một số nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh nội trú đối với dịch vụ chăm sóc đã thu được kết quả như sau: tỷ lệ hài lòng của người bệnh nội trú về dịch vụ y tế tại khoa Sản bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn, Bình Định năm 2016 là 90,7% [24]; hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2013 là 84,6% [35]; hài lòng chung của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa 333 tỉnh Đăk Lăk là 90,2% [30]; hài lòng của 500 thai phụ đến khám thai tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2014 là 79% [33]. Theo Paudel, tỷ lệ sản phụ hài lòng về chất lượng chăm sóc khi sinh con tại Nepal là 84,9% [63].
Các đề tài nêu trên chỉ mới mô tả mức độ hài lòng của sản phụ nói chung chứ chưa phân tích chi tiết sự hài lòng của sản phụ sinh thường. Do chi phí của sinh thường ít tốn kém hơn sinh mổ và sinh thường không dùng kháng sinh sau khi sinh, hạn chế giảm sữa mẹ… Vì thế, tâm lý đa số sản phụ muốn sinh thường. Do vậy, ý kiến của nhóm sản phụ sinh thường là thông tin cần thiết nhằm giúp các nhân viên y tế Khoa Sản hoàn thiện khâu chăm sóc sản phụ sinh thường được mỹ mãn hơn.
Bệnh viện quận Thủ Đức là bệnh viện hạng I trực thuộc Uỷ ban Nhân dân quận Thủ Đức với 800 giường bệnh nội trú và 1.527 cán bộ y tế, người lao động. Tại khoa Sản có 175 giường nội trú, cán bộ y tế của khoa gồm 77 người trong đó có 16 bác sĩ, 55 nữ hộ sinh và 06 hộ lý. Tại bệnh viện quận Thủ Đức chưa có nghiên cứu nào về sự hài lòng của sản phụ sinh thường đối với dịch vụ chăm sóc riêng biệt mà chỉ nghiên cứu về sự hài lòng chung của nội và ngoại trú tại bệnh viện. Mức độ hài lòng của sản phụ sinh thường là nguồn thông tin quan trọng góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sản phụ, nâng cao công tác chăm sóc người bệnh và góp phần nâng cao chất lượng bệnh viện quận Thủ Đức theo tiêu chí của Bộ Y tế. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự hài lòng của sản phụ sinh thường và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017”.

MỤC TIÊU
1. Xác định tỷ lệ hài lòng của sản phụ sinh thường về dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của sản phụ sinh thường tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………………..i
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………………………………. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………………………………………v
DANH MỤC CÁC HÌNH ……………………………………………………………………………………vi
BẢNG VIẾT TẮT……………………………………………………………………………………………. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU ………………………………………………………………………………………………………..3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………………4
1.1. Khái niệm về dịch vụ y tế……………………………………………………………………………….4
1.2. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh………………………………………………………………..4
1.3. Sự hài lòng của người bệnh…………………………………………………………………………….7
1.4. Các phương pháp đo lường mức độ hài lòng của người bệnh ……………………………..7
1.5. Các nghiên cứu ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh ……………………………..12
1.6. Một số đặc điểm về quận Thủ Đức ………………………………………………………………..15
1.7. Khung lý thuyết…………………………………………………………………………………………..16
1.8. Nhận xét chung về chương tổng quan…………………………………………………………….16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………18
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………………….18
2.2. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………………..18
2.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………………..18
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu………………………………………………………………..19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………………………..20
2.6. Phân tích số liệu ………………………………………………………………………………………….22
2.7. Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………………………………..22
2.8. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục …………………………………………….24
2.9. Đạo đức nghiên cứu……………………………………………………………………………………..25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………..26
3.1. Thông tin chung về sản phụ ………………………………………………………………………….26
3.2. Sự hài lòng của sản phụ đối với dịch vụ chăm sóc …………………………………………..28
HUPHiv
3.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của SP đối với DV chăm sóc ….39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………………………….42
4.1. Thông tin chung về sản phụ ………………………………………………………………………….42
4.2. Sự hài lòng của sản phụ đối với dịch vụ chăm sóc …………………………………………..45
4.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của SP đối với DV chăm sóc ….54
4.4. Một số hạn chế của đề tài ……………………………………………………………………………..54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………..55
1.Sự hài lòng chung của sản phụ sinh thường về dịch vụ chăm sóc………………………….55
2.Xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của sản phụ sinh thường ……………55
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………….57
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………..58
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………………63
HUPHv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các nhóm biến số nghiên cứu………………………………………………………. 23
Bảng 3.1. Một số đặc điểm của sản phụ về dân số học…………………………………… 26
Bảng 3.2. Một số đặc điểm của sản phụ về sử dung dịch vụ y tế …………………….. 27
Bảng 3.3. Sự hài lòng của sản phụ về tiếp cận dịch vụ chăm sóc…………………….. 28
Bảng 3.4. Sự hài lòng về giao tiếp và tương tác với bác sĩ……………………………… 30
Bảng 3.5. Sự hài lòng của SP về giao tiếp và tương tác với NHS và HL. …………. 32
Bảng 3.6. Sự hài lòng của sản phụ về các yếu tố hữu hình……………………………… 34
Bảng 3.7. Sự hài lòng về kết quả dịch vụ chăm sóc tại khoa sản …………………….. 36
Bảng 3.8. Hài lòng chung theo đánh giá chủ quan của sản phụ……………………….. 37
Bảng 3.9. Sự hài lòng của SP theo các nhóm yếu tố và hài lòng chung ……………. 38
Bảng 3.10. Sự hài lòng chung theo đặc điểm dân số ……………………………………… 39
Bảng 3.11. Sự hài lòng chung theo đặc điểm dân số (tiếp theo)………………………. 40
Bảng 3.12. Một số đặc điểm về sử dụng dịch vụ y tế …………………………………….. 41
HUPHvi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Khung lý thuyết đề xuất về sự hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng………. 16
Hình 2.1. Sơ đồ kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính ………………………….. 18
Hình 2.2. Quá trình điều tra………………………………………………………………………… 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Huệ Minh (2013), “Nghiên cứu các mô hình
đánh giá chất lượng dịch vụ”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 29
(1), tr. 11 – 22.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2016), Kết luận của Ban Bí thư về việc
tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ
Chính trị khóa IX về công tác bảo vệ, chăm sóc và năng cao sức khỏe nhân dân
trong tình hình mới, Hà Nội.
3. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2010), Công văn số 32/BHXH-CSYT ngày 06/01/2011
của BHXH Việt Nam về việc Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Luật BHYT
năm 2010, Hà Nội.
4. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2017), https://www.baomoi.com/ti-le-nguoi-tham-giabhxh-bhyt-va-bhtn-dat-gan-82-dan-so/c/22079626.epi, Truy cập ngày
03.10.2017.
5. Bệnh viện Quận Thủ Đức (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2016 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2017, Bệnh viện Quận Thủ Đức.
6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 về công
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Hà
Nội.
7. Bộ Chính trị (2011), Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 05 năm 2011 của Bộ Chính
trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
8. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Bộ Chính
trị về việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở KH & ĐT tỉnh Kon Tum, Sở Y tế tỉnh Kon Tum (2014),
Báo cáo khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế tuyến xã, Hà
Nội.
10. Bộ kế Hoạch và Đầu tư (2016), Khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ
y tế cho bà mẹ và trẻ em tại một số xã thuộc địa bàn khó khăn tỉnh Gia Lai, Hà
Nội.
11. Bộ Y tế (1996), Quyết định số 2088/1996/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 06 tháng 11
năm 1996 về việc Ban hành “Quy định về Y đức” Hà Nội.
12. Bộ Y tế (2007), Chỉ thị 06/2007/CT-BYT ngày 07 tháng 12 năm 2007 Về việc nâng
cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, Hà Nội.
13. Bộ Y tế (2010), Chất lượng và sự thay đổi quan niệm về chất lượng, Quản lý chất
lượng bệnh viện, Nhà xuất bản Lao động xã hội. tr. 48.
14. Bộ Y tế (2010), “Quy trình quản lý chất lượng toàn diện”, Quản lý chất lượng Bệnh
viện, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, tr. 63 – 72.
15. Bộ Y tế (2010), “Nguyên lý quản lý bệnh viện”, Quản lý chiến lược Bệnh viện, Nhà
xuất bản Lao động Xã hội, tr. 53 – 78.
16. Bộ Y tế (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012, Hà Nội. tr. 52 – 58.
17. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 4448/QĐ-BYT ngày 06 tháng 11 năm 2013 về việc
Phê duyệt đề án “xác định phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối
với dịch vụ y tế công”, Hà Nội.
HUPH59
18. Bộ Y tế (2013), Quyết định Số 4858/QĐ-BYT ngày 3/12/2013 của Bộ Y tế về việc
ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, Hà Nội.
19. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 về Hướng
dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện,
Hà Nội.
20. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 1313/QD-BYT ngày 22 tháng 04 năm 2013 về việc
Ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa khám bệnh của bệnh viện,
Hà Nội.
21. Bộ Y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013: Hướng tới bao phủ
chăm sóc sức khỏe toàn dân, Hà Nội.
22. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25 tháng 02 năm 2014 Quy
định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại
các cơ sở y tế.
23. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 6858/QĐ-BYT, ngày 18 tháng 12 năm 2016 về việc
Ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, Hà Nội.
24. Nguyễn Xuân Cảnh (2016), Sự hài lòng của người bệnh nội trú về dịch vụ y tế tại
khoa sản bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn năm 2016, Luận văn Thạc sĩ
Quản lý Bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công cộng.
25. Lê Thanh Chiến, Nguyễn Văn Hưng, Phạm Văn Thao (2014), “Đánh giá sự hài lòng
của người bệnh về khám, chữa bệnh tại một số bệnh viện đa khoa hạng I thuộc
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, (Số phụ trương
2014), tr. 35 – 43.
26. Lê Thanh Chiến, Huỳnh Thị Thanh Trang, Nguyễn Mạnh Hùng, Lý Huy Khanh,
Thân Thị Thu Ba, Phan Thị Mỹ Linh, Nguyễn Mạnh Tuân (2017), “Khảo sát
thực trạng văn hóa sức khỏe người bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương và các yếu
tố liên quan năm 2016″, Tạp chí Y học Việt Nam, 458 (Số đặc biệt tháng 9 –
2015), tr. 529 – 539.
27. Nguyễn Văn Chức (2015), Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh đối với công tác
chăm sóc điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện quận Thủ Đức
thành phố Hồ Chí Minh năm 2014, Luận án Chuyên khoa Cấp II Quản lý Y tế,
Trường Đại học Y Dược Huế. tr. 51.
28. Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Thanh Lộc, Đoàn Phước Thuộc (2015), “Nghiên cứu sự
hài lòng của người bệnh đối với công tác chăm sóc điều dưỡng tại bệnh viện
quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014″, Tạp chí Y học Thực hành,
(983), tr. 10 – 14.
29. Trần Quốc Cường (2014), Nghiên cứu chi phí điều trị và mức độ hài lòng của người
bệnh phẫu thuật tại bệnh viện quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2013,
Luận văn Thạc sĩ, Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế.
30. Phạm Văn Dần (2012), Nghiên cứu mức độ hài lòng của người bệnh điều trị nội trú
tại bệnh viện đa khoa 333, tỉnh Đăk Lăk năm 2011, Luận án Chuyên khoa Cấp
II, Quản lý Y tế, Trường Đại học Y Dược Huế.
31. Ninh Văn Hoa (2010), Nghiên cứu mức độ hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú
tại bệnh viện đa khoa Khu vực Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Luận án Chuyên khoa cấp
II, Quản lý Y tế, Trường Đại học Y Dược Huế.
32. Lưu Ngọc Hoạt, Võ Văn Thắng (2011), Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng
đồng, Nhà xuất bản Đại học Huế, Thành phố Huế,
33. Lê Thị Ánh Hồng, Nguyễn Huỳnh Cúc, Trương Thị Nguyện Hảo, Nguyễn Thị Thái
Hòa, Trần Quốc Cường (2015), “Khảo sát sự hài lòng của 500 thai phụ đến
HUPH60
khám thai tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2014″, Tạp chí Y học Thực hành,
983 (Số đặc biệt tháng 10 – 2015), tr. 208 – 210.
34. Nguyễn Hiếu Lâm, Trần Thị Cẩm Tú, Hoàng Văn Ngoạn, Nguyễn Văn Tập (2011),
“Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh về công tác khám chữa bệnh tại bệnh
viện đa khoa Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí Y học Thực hành, 777 (8), tr.
15 – 19.
35. Nguyễn Thanh Lộc (2014), Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú
tại bệnh viện quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, Luận văn Thạc
sĩ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế.
36. Hoàng Thị Tuyết Mai (2010), Nghiên cứu về sự hài lòng của bệnh nhân điều trị tại
bệnh viện C Đà Nẵng trong hai năm 2008 – 2009, Luận án Chuyên khoa Cấp II,
Quản lý Y tế, Trường đại học Y Dược Huế.
37. Phạm Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Thanh Nhạn, Hoàng Ngọc Minh (2010), “Khảo
sát sự hài lòng của thân nhân bệnh nhi tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Nhi
Đồng 2 năm 2009″, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14 (Phụ bản số 4),
tr. 01 – 05.
38. Michael Niechzial, Hoàng Văn Minh, Lê Minh Sang (2011), “Một số kiến thức cơ
bản về quản lý bệnh viện”, Quản lý chất lượng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.
145 – 154.
39. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Kế hoạch số 8090/KH-SYT ngày 20 tháng
09 năm 2017 về Phát triển các kỹ thuật điều trị chuyên sâu tại các bệnh viện
tuyến cuối góp phần hình thành trung tâm y tế chuyên sâu đáp ứng nhu cầu
khám, chữa bệnh của người dân trong khu vực phía nam và du lịch y tế – giai
đoạn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, TP. Hồ Chí Minh.
40. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm
2013 về việc phê duyệt đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020,
Công báo, Hà Nội.
41. Nguyễn Quốc Toàn (2011), Nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh tại bệnh viện
Y học cổ truyền Bộ công an giai đoạn 2011 – 2020, Luận văn Thạc sĩ, Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội. tr. 12 – 16.
42. Tổng cục Thống kê (2017), Niên giám thống kê năm 2016, Hà Nội.
43. Trần Thị Cẩm Tú, Bùi Đức Phú, Nguyễn Văn Tập, Trần Thị Xuân Hương, Ngô Thị
Thúy Loan, Ngô Việt Dũng, Bùi Thị Hoàng Diệu, Nguyễn Văn Tâm (2014),
“Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh về công tác khám chữa bệnh tại Bệnh
viện Trung ương Huế năm 2012″, Tạp chí Y học thực hành, 903 (1), tr. 54.
44. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2014), “Quyết định số 03/2014/QĐ-
UBND ngày 14 tháng 01 năm 2014 về ban hành chuẩn hộ nghèo và hộ cận
nghèo Thành phố áp dụng giai đoạn 2014 – 2015″, Công báo, (10), tr. 3 – 4.
45. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2009), Quyết định số 2855/QĐ-UBND
ngày 05/06/2009 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc xếp loại hạng II
cho Bệnh viện quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
46. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Quyết định số 32/2007/QĐ-
UBND ngày 23/02/2007 về việc thành lập Bệnh viện Quận Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh.
47. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Quyết định số 5563/QĐ-UBND
ngày 12/11/2014 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc xếp loại hạng I cho
Bệnh viện quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
HUPH61
48. Ngô Văn Vinh, Phan Nhật Tân, Trần Thị Kiều Trâm, Hà Thị Thu Ngân, Võ Thị
Bích (2011), “Nghiên cứu tình hình sinh con thứ ba trở lên ở phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011″, Công báo,
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, tr. 3 – 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment