THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2020 – 2021

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2020 – 2021

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2020 – 2021
Hoàng Thị Thùy Linh1, Nguyễn Mạnh Khánh1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại Bệnh viện HN Việt Đức năm 2020 – 2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng hình thức phỏng vấn trên 331 điều dưỡng đang làm việc tại các Khoa lâm sàng và Cận lâm sàng trong Bệnh viện. Kết quả cho thấy 96% điều dưỡng đã được đào tạo liên tục trong năm 2 năm 2020-2021; hình thức đào tạo trong bệnh viện chiếm 98,4%; kinh phí tự chi trả cho khoá đào tạo liên tục chiếm 13,6% và chỉ có 36,8% được cấp chứng chỉ đào tạo. 44,1% số điều dưỡng cho rằng nếu không đào tạo đủ thời gian thì có thể đào tạo bù vào năm kế tiếp và 43,5% điều dưỡng cho rằng hình thức đào tạo chính quy (học sau đại học, học liên thông) là hình thức đào tạo liên tục. Gần 5% điều dưỡng ở các trình độ học vấn khác nhau chưa được đào tạo liên tục, 62,2% số điều dưỡng có tham gia các khoá đào tạo về kỹ năng cứng như cấp cứu, chăm sóc khẩn cấp, an toàn NB và gần 90% có hài lòng với khoá đào tạo. 78,2 % số điều dưỡng có tham gia đào tạo kĩ năng mềm như kỹ năng giao tiếp; 32% được đào tạo về kỹ năng làm việc nhóm. Chỉ có 46,5% số điều dưỡng đã tham gia đào tạo về kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc và can thiệp điều dưỡng. Nghiên cứu cho thấy thực trạng đào tạo của điều dưỡng mới chủ yếu tập trung vào các kỹ năng cứng, vẫn còn rất ít đưọc đào tạo về kỹ năng mềm và kỹ năng khác theo năng lực cơ bản của điều dưỡng.

TheoTổ chức Y tế thế giới (WHO)định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người tham gia vào các hoạt động có mục đích chính là nâng cao sức khoẻ”.1 Nhân lực y tế có vai trò quyết định và quan trọng trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sứckhoẻ cho nhân dân. Ở Việt Nam, Nghị quyết số 46/NQ-TW, ngày 23/02/2005, của Bộ Chính trị đã nêu rõ nguyên tắc chỉ đạo nguồn nhân lực y tế, cụ thể là “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt…”2.Điều dưỡng (ĐD) là một ngành đặc biệt, đòi hỏi những người Điều dưỡng phải liên tục cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ thuật  mới  nhằm  đáp  ứng  nhu  cầu  chăm  sóc người bệnh và sự thay đổi về mô hình bệnh tật. Đào tạo liên tục (ĐTLT) là một hoạt động đặc thù nhằm giúp phát triển năng lực nghề nghiệp của nhân viên y tế. Nó bao gồm tất cả các hình thức học tập mà nhân viên y tế tham gia nhằm mục tiêu cải thiện kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện tốt hơn trách nhiệm chuyên môn. Việc xác định được thựctrạngđào tạo của CBYT là rất cần thiết  bởi  nógiúp  cho các  nhà quản  lý  xâydựng kế hoạch đào tạo vàsử dụng nguồn nhân lực Y tế. Việcxác định thựctrạngnhằm phát hiện chính xác những vấn đề cần đào tạo, đối tượng cần đào tạo và hình thức đào tạo cho phù hợp3,4.Tác giả Trần Hồng Thắm (năm 2016) nghiên cứu thực trạng ĐTLT tại Viện Chấn thương chỉnh hình –Bệnh  viện  Việt  Đức  cho  thấy  vẫn  còn 34,7% điều dưỡng chưa được tham gia các khoá đào tạo liên tục; 27,8 % ĐTNC chưa thực hiện được đầy đủ các kĩ thuật điều dưỡng  cơ bản; điều dưỡng hình thức đào tạo chủ yếu là ngắn hạn (dưới 1 tuần) và hầu như không có các lĩnh vực như kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, chăm sóc cơ bản, chăm sóc chuyên  khoa, chăm sóc nâng  cao5. Bệnhviện Hữu nghị Việt Đức là 01 bệnhviện ngoại khoa hạng đặc biệt với sứ mạng là xâydựng đội ngũcử nhân điều dưỡng có chất lượng tiếp cận với chuẩn mực khu vực vào năm 2025và đồng thời cũng là cơ sở đào tạo thựchànhcho rất nhiều sinh viên, học viên sau đại học, bác sỹ đa khoa, bác sỹ y học dự phòng,cử nhân  điềudưỡng…củanhiều  trường  đại  học khoa học sức khỏe. Kế hoạch phát triển tổng thể khối điều dưỡngcủa bệnh việncần phải được xây dựng trên cơ sở các bằng chứng có độ tin cậy cao, xuất phát từ nhu cầu thực tế và xu thế phát triển của khu vực và quốc tế. Cácthiếu hụt về kỹnăngchuyên môn, kỹnănggiao tiếp, xử lýtình huống… cần được quantâm, tìm hiểu để từ đó xây dựng được một  qui hoạch về tổ chức, nhân lực, vật lực và đổi mới về chương trình, nội dung, cách thức đào tạo lạiphù hợp với thực tế và  mang tính hội nhập. Dovậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu:“Mô tả thực trạng  đào  tạo  liên  tục  của  điều  dưỡng  tại  các khoa lâm sàng và Cận lâm sàng tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2020–2021”

Chi tiết bài viết
Từ khóa
thực trạng đào tạo liên tục, đào tạo liên tục, điều dưỡng viên

Tài liệu tham khảo
1. World Health Organization. Regional Office for the Western Pacific 2018. Tổng quan quốc gia về Nhân lực y tế Việt Nam [‎Human resources for health country profiles : Viet Nam]‎. WHO Regional Office for the Western Pacific. https://apps.who.int/iris/handle/10665/260006 
2. Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục đào tạo (2010). Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012. 
3. Murray EJ (2007). Nursing leadership and management for patient safety and quality care. Philadelphia: FA Davis Company 2017;LCCN 2016052944 | ISBN 9780803630215. 
4. Hồ Phương Thúy (2021). Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng lâm sàng khối nội tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2022. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 4, số 2 (2021), tr: 28 -39. 
5. Thắm TTH (2017). Thực trạng và nhu cầu Đào tạo liên tục của Điều dưỡng viên Viện Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y tế Công cộng HN. 
6. Văn Thắng, C. Thị Bình An (2022). Mô tả thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại bệnh viện Thanh nhàn năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 516, 1 (tháng 7 2022). DOI:https://doi.org/10.51298/vmj.v516i1.2976.  
7. Trần Thị Tuyết Nhung (2021), Thực trạng đào tạo liên tục nguồn nhân lực điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2020. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y tế Công cộng. 
8. Hồ Phương Thúy (2021). Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng lâm sàng khối nội tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2022. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 4, số 2 (2021), tr: 28 -39. 
9. Lê Kim Tuyển, Lê Thị Thanh Hương (2022). Thực trạng đào tạo liên tục của Điều dưỡng các khoa lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 63(1). 

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2020 – 2021

Leave a Comment