THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC LOẠI TRẦM CẢM
THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC LOẠI TRẦM CẢM
Dương Minh Tâm1,2, Trần Nguyễn Ngọc1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức Khỏe Tâm Thần – Bệnh Viện Bạch Mai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu thực trạng điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm ở người bệnh điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần – bệnh viện Bạch Mai. Đây là một nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện trên 40 người bệnh được chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD – 10 (F25.1). Kết quả cho thấy người bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc có tuổi trung bình là 30,3±8,2 tuổi, thường xuất hiện ở nữ giới hơn nam giới và tỉ lệ nữ / nam ≈ 1,4 /1. Trong các thuốc an thần kinh, risperidone được sử dụng nhiều nhất (60,0%). Trong các thuốc chống trầm cảm, sertraline được sử dụng nhiều nhất (90,0%) với liều trung bình cao nhất là 125 ± 52,8mg/ngày. Có 5 người bệnh được điều trị bằng valproat (12,5%), liều cao nhất trung bình khoảng 1100 ± 223,6 mg/ngày. Diazepam (thuốc bình thần) cũng thường xuyên được sử dụng (87,5%). Có 100% người bệnh được điều trị bằng các thuốc an thần kinh kết hợp với một hoặc nhiều loại thuốc khác. Phần lớn người bệnh được điều trị nội trú trong thời gian từ 2-4 tuần (60,0%). Số ngày điều trị trung bình là 20,6 ± 9,3 ngày, ngắn nhất là 6 ngày và dài nhất là 46 ngày.
Rối loạn phân liệt cảm xúc (F25) là những rối loạn từng giai đoạn trong đó các triệu chứng cảm xúc lẫn phân liệt đều nổi bật trong cùng một giai đoạn của bệnh, thường là xảy ra đồng thời hoặc cách nhau khoảng vài ngày.1Đây là một rối loạn tâm thần khá thường gặp, ước tính chiếm 30% trong số các trường hợp nhập viện điều trị nội trú vì các triệu chứng loạn thần.2Theo DSM-5 tỷ lệ mắc bệnh trong suốt cuộc đời ước tính khoảng 0,3%.3Liệu pháp hóa dược điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm cần có sự phối hợp thuốc chống loạn thần, chống trầm cảm, chỉnh khí sắc để kiểm soát các triệu chứng loạn thần và các triệu chứng trầm cảm.4Điều trị thuốc chống trầm cảmkhác trong điều trị trầm cảm lưỡng cực. Sự lựa chọn thuốc chống trầm cảm nên tính đến những thành công hay thất bại của thuốc chống trầm cảm trước đó. Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (ví dụ, fluoxetine và sertraline) thường được sử dụng là lựachọn hàng đầu vì chúng có ít tác dụng trên tim mạch và bớt nguy hiểm hơn khi dùng quá liều. Tuy nhiên, người bệnh bị kích động hoặc mất ngủ thì điều trị thuốc chống trầm cảm ba vòng sẽ có hiệu quả tốt hơn. Như trong tất cả các trường hợp khó điều trị, nênxem xét sử dụng liệu pháp sốc điện (electroconvulsive therapy). Các thuốc chống loạn thần có vai trò quan trọng trong việc điều trị các triệu chứng loạn thần của rối loạn phân liệt cảm xúc. Có tới 93% người bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc điều trị bằng thuốc chống loạn thần. Các thuốc an thần kinh không điển hình đã chứng minh được hiệu quả trong điều trị triệu chứng cảm xúc, gồm cả lưỡng cực và trầm cảm. Một nghiên cứu tổng quan về điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc và tâm thần phân liệt có triệu chứng cảm xúc cho rằng thuốc an thần kinh không điển hình tốt hơn là an thần kinh điển hình.5Hiện nay, trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam, vấn đề về điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm còn ít được nghiên cứu. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm”với mục tiêu sau “Mô tả thực trạng điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm ở người bệnh điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần“
THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC LOẠI TRẦM CẢM