THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ QUY TRÌNH TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN MÊ LINH NĂM 2021
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ QUY TRÌNH TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN MÊ LINH NĂM 2021.Trong Y tế an toàn là nền tảng của chất lượng trong chăm sóc sức khỏe con người và an toàn bệnh nhân là một vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với thực hành y khoa. Một trong những tiêu chí quan tâm nhất để đảm bảo an toàn người bệnh chính là Tiêm an toàn. Tiêm có vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc và điều trị đặc biệt là đối với bệnh nhân cấp cứu hoặc bệnh nặng đe doạ đến tính mạng.Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa: Mũi tiêm an toàn (TAT) là an toàn cho người bệnh, an toàn cho nhân viên y tế và an toàn cho cộng đồng[1].
Tiêm không an toàn gây ra các tác động mang tính toàn cầu bao gồm: sức khỏe, kinh tế, gánh nặng tâm lý, xã hội và các lĩnh vực khác ở nhiều cấp độ khác nhau (cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia…). Trên thế giới, hàng năm có khoảng 16 tỷ mũi tiêm được thực hiện và có tới 50% mũi tiêm tại các nước đang phát triển không đạt đủ tiêu chí mũi tiêm an toàn. Năm 2000, tiêm không an toàn là nguyên nhân dẫn đến 21 triệu người nhiễm bệnh viêm gan B, 2 triệu người nhiễm viêm gan C và 260 nghìn người nhiễm HIV [2].
Tại Việt Nam, một số tai biến trong tiêm xảy ra tại các cơ sở y tế đã gây hậu quả không nhỏ làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của NB, nhân viên y tế (NVYT) và cộng đồng làm ảnh hưởng đến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) và uy tín của ngành. Đã có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra 2 rằng kiến thức và thực hành TAT của ĐDV tại các BV còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tiêm an toàn tại Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng trong thực hành TAT để triển khai áp dụng thống nhất trong tất cả các cơ sở KBCB, cơ sở đào tạo cán bộ y tế và các cá nhân liên quan. Ngày 18 tháng 11 năm 2016 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 6858/QĐ – BYT về bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện phiên bản 2.0 gồm 83 tiêu chí. Trong đó chỉ số tiêm an toàn là một trong mười một chỉ số chăm sóc của công tác điều dưỡng.
Tại Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh, năm 2010 đã tiến hành nghiên cứu thực trạng mũi tiêm an toàn của ĐDV. Tuy nhiên trong những năm gần đây qua các đợt kiểm tra quy chế đánh giá chất lượng bệnh viện và các báo cáo hàng tháng lên phòng điều dưỡng cho thấy các mũi tiêm đạt an toàn chưa cao do nhiều yếu tố tác2 động vào việc đảm bảo thực hiện các mũi tiêm an toàn của ĐDV. Tại thời điểm hiện tại, Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh đang trong thời gian sửa chữa nâng cấp hạ tầng do đó mặt bằng các khoa điều trị bị thu hẹp lại rất nhiều, số lượng bệnh nhân luôn trong tình trạng quá tải, thời gian làm việc chuyên môn của điều dưỡng bị thu hẹp do tăng số lượng công việc thủ tục hành chính và áp dụng phần mềm máy tính vào công tác quản lý và điều trị bệnh nhân nội trú chưa thay thế được hoàn toàn hồ sơ bệnh án giấy… Những vấn đề này đã trực tiếp ảnh hưởng tới thời gian công tác chuyên môn của điều dưỡng và gây ra những hạn chế trong thực hành Tiêm an toàn. Mặt khác tiêm an toàn là một chỉ số quan trọng trong công tác đánh giá chất lượng của bệnh viện hàng năm. Đại đa số các mũi tiêm ở các khoa lâm sàng chủ yếu là tiêm tĩnh mạch. Vì vậy nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu về tiêm an toàn với quy trình tiêm tĩnh mạch và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc thực hiện các mũi tiêm an toàn đối với ĐDV trong khối lâm sàng của bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh với mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh năm 2020
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức thực hành về quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại BVĐK huyện Mê Linh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………….i
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………… ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………………… iv
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………………………….. v
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN …………………………………………. 3
1.1. Cơ sở lý luận ………………………………………………………………………………………. 3
1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………………………… 11
Chương 2 ………………………………………………………………………………………………… 21
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VỀ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ……………………………….. 21
Chương 3 ………………………………………………………………………………………………… 30
BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………………………. 30
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….. 35
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ……………………………………………………………….. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………..
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………..
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu …………………………………… 21
Bảng 2. Kiến thức chung về tiêm an toàn đạt theo từng tiêu chí …………………… 22
Bảng 3. Kiến thức chuẩn bị người bệnh của điều dưỡng viên đạt theo từng tiêu
chí ………………………………………………………………………………………….. 23
Bảng 4. Kiến thức của điều dưỡng về dụng cụ và thuốc tiêm đạt theo từng tiêu
chí ………………………………………………………………………………………….. 24
Bảng 5. Các bước thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng …………………………… 25
Bảng 6. Các bước thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng viên ………………………27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn TAT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Hồng Tú (2010),Điều kiện lao động đặc thù và
sức khỏe nghề nghiệp của NVYT trong giai đoạn hiện nay, NXB Y học, Hà
Nội.
3. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư 18/2009/TT-BYT.
4. Hội điều dưỡng Việt Nam (2008), báo cáo kết quả khảo sát tiêm an toàn.
5. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở KBCB.
6. Miller MA và Pisani E (1999), “The cost of unsafe injections”, Bull Word
Health Organ. 77, pp. 808-811.
7. Hauri AM, Armstrong GL, Hutin YJ (2004), “The global burden of disease
attributable to contaminated injections given in health care settings”, Int J
STD AIDS. 15(1), pp. 7-16.
8. Bộ Y tế (2005), Không gây hại: TAT trong mối quan hệ với Phòng, chống
nhiễm khuẩn.
9. Bobby Paul, Sima Roy, Dipanka Chattopac, Sukamol Bisoi, Raghunath Misra,
Nabanita Bhattacha, Biswajit Biswas,A study on safe injection practices
o/nursing Personnel in a Tertiary Care Hospital of Kolkata, West Bengal,
India.
10. Hutin YJ, Hauri AM, Armstrong GL (2003), “Use of injections inhealthcare
settings wordwide, 2000: literature review and regional estimates”, BMJ.
327(7423), pp. 1075 – 1077.
11. Mihaly I (2001),”Prelence genotype distribution and outcome ofhepatitis
injections among the employees of Hungarian Central Hospital for injectious
diseases”, Hungaian Central Hospital for infectious diseases.
12. Nguyễn Thúy Quỳnh (2008),Điều tra tỷ lệ mới mắc bệnh viêm gan B nghề
nghiệp trong nhân viên y tế tại một sổ Bệnh viện, năm 2008, Hà Nội.
13. Trần Thị Minh Phượng (2009),Đánh giá nguy cơ lây nhiễm viêm gan B của
nhân viên y tế Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.
14. Yan Y (2006),”Study on the injection practices of health facilities in Jingzhou37
district, Hubei, China”, IndianJ Med Sci. 60(60), pp. 407-16.
15. Đào Thành (2005),Đánh giá thực hiện TAT tại 8 tỉnh đại diện, năm 2005,Kỷ
yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, Hội Điều
dưỡng Việt Nam, Hà Nội, Tr. 217-223.
16. Trần Thị Minh Phượng (2012),Thực trạng kiến thức, thực hành Tiêm an toàn
và các yếu tổ liên quan tại BV đa khoa Hà Đông, Hà Nội năm 2012, Luận văn
thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội
17. Đào Thành (2010),Kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng TAT tại 13 BV lựa
chọn năm 2010, Hội Điều dưỡng Việt Nam.
18. Phạm Đức Mục (2005),Đánh giá kiến thức về TAT và tần xuất rủi ro do vật
sắc nhọn đổi với Điều dưỡng – Hộ sinh tại 8 tỉnh đại diện, 6 tháng đầu năm
2005, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, Hội
Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội, Tr. 224-232.
19. Nguyễn Việt Nga và cộng sự (2011), Đánh giá thực trạng tiêm an toàn tại BV
Xanh Pôn, Kỷ yếu Hội nghị khoa học điều dưỡng lần thứ V, BV Xanh Pôn,
Hà Nội, Tr 1-11.
20. Phan Cảnh Chương (2010), Khảo sát thực trạng TAT tại BV Trung ươngHuế,
Kỷ yếu đề tài Hội thảo khoa học điều dưỡng khu vực miền Trung mở rộng
năm 2010, TP. Huế.
21. Phan Thị Dung (2009),Nghiên cứu khảo sát về tiêm an toàn tại bệnh viện Việt
Đức năm 2009, Hà Nội.
22. Adejumo P.O., Dada F.A.,A comparative study on knowiredge, attitude, and
practice ofinjection safety among nurses in two hospitals in Ibadan, Nigeria,
International dournai ofInfection Control.
23. USAIDS (2009), Evaluation of injection safety and health care vWaste In
Ethiopia
24. Nguyễn Thị Như Tú (2005), Thực trạng TAT tại tỉnh Bình Định sau 5 năm hưởng
ứng cuộc vận động, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần
thứ II, 2005, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội, Hà Nội.
25. Đoàn Hoàng Yến (2011), Khảo sát thực trạng TAT tại BV Tim Hà Nội.
26. Phạm Tuấn Anh (2009),Đánh giá thực trạng TAT tại BV Y học cổ truyền TW37
năm 2009, Hà Nội.
27. Quách Thị Hoa (2017), Thực trạng kiến thức, thực hành Tiêm tĩnh mạch an toàn
của các điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017, Luận văn thạc sỹ
Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
28. Phạm Thị Liên (2015), Kiến thức, thực hành về tiêm an toàn và một số yếu tố
liên quan của điều dưỡng tại 4 khoa lâm sàng hệ Nhi Bệnh viện sản nhi Hưng
Yên năm 2015, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế
công cộng, Hà Nội.
29. Shyama Prahat Mitra (2010), “Injectiom Satefy: Perception and Pratice of
Nursing student in Tertiary setting”.
30. Phan Thị Thanh Thủy (2010),Nghiên cứu tình hình tiêm an toàn tại Bệnh viện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010.
31. Phạm Thị Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Minh Đức, Chu Huyền Xiêm (2014), Thực
trạng và các yếu tố liênquan đến tiêm an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện
đa khoa Đồng Tháp năm 2014.
32. Vũ Thị Liên (2014), Khảo sát về thực hành mũi tiêm an toàn của điều dưỡng tại
Bệnh viên đa khoa khu vực Định Quán năm 2014
Nguồn: https://luanvanyhoc.com