THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI CỦA PHỤ NỮ TỪ 18-49 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI CỦA PHỤ NỮ TỪ 18-49 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI CỦA PHỤ NỮ TỪ 18-49 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
Vũ Thị Thúy Mai1, Đoàn Thị Kiều Dung2, Đỗ Minh Sinh1,
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2Trung tâm y tế thành phố Nam Định
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 1-12/2018. 822 phụ nữ từ 18- 49 tuổi sử dụng dịch vụ tại trạm y tế được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn về các nội dung kiến thức và thực hành dự phòng viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Công cụ sử dụng được xây dựng dựa vào các y văn hiện có và một số nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng nhận biết được các dấu hiệu của bệnh đạt từ 38,5%-86,6%; nhận biết được nguyên nhân gây bệnh đạt từ 48,4%-87,8%; nhận biết được tác nhân gây bệnh từ 38,9%-85,4%; nhận biết được các hậu quả của bệnh từ 41,5%-85,5% và nhận biết được các biện pháp dự phòng bệnh từ 72,5%-88,3%. Có tới 94,5% đối tượng sử dụng băng hợp vệ sinh khi hành kinh; 94,3% thay băng vệ sinh ≥ 3 lần/ngày khi hành kinh; 90% rửa bộ phận sinh dục ≥ 3 lần/ngày khi hành kinh; 73,4% đối tượng rửa bộ phận sinh dục đúng cách và 42% rửa bộ phận sinh dục ≥ 3 lần/ngày. Kết luận: Đối tượng nghiên cứu có kiến thức về bệnh và thực hành phòng chống bệnh là tương đối tốt. Mặc dù vậy vẫn còn một một số phụ nữ chưa nhận biết được dấu hiệu, nguyên nhân, tác nhân, hậu quả và biện pháp dự phòng bệnh cũng như có hành vi chưa phù hợp khi bị bệnh.

https://thuvieny.com/thuc-trang-kien-thuc-va-thuc-hanh-phong-chong-benh-viem-nhiem-duong-sinh-duc-duoi-cua-phu-nu-tu-18-49-tuoi/

Leave a Comment