Thực trạng, kiến thức và thực hành về tăng huyết áp ở người trưởng thành tại hai xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013

Thực trạng, kiến thức và thực hành về tăng huyết áp ở người trưởng thành tại hai xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013

LUẬN VĂN Thực trạng, kiến thức và thực hành về tăng huyết áp ở người trưởng thành tại hai xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013

 Bệnh tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trong cộng đồng. Bệnh có thể gặp ở tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia đã phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển. Bệnh là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% – 40% nguyên nhân do THA [1]. 

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì hàng năm có khoảng 9,4 triệu người chết do bệnh THA. Số người mắc bệnh THA tăng từ 600 triệu người năm 1980 lên đến 1 tỷ người năm 2008 [2]. Theo ước tính đến năm 2025, toàn thế giới có khoảng 1/3 dân số mắc bệnh THA [3], [4]. 
Tại Việt Nam, trước 1950 bệnh THA ít được các y văn trong nước nói đến, tuy nhiên trong những năm gần đây bệnh THA có chiều hướng gia tăng rất rõ. Theo các số liệu điều tra, tỷ lệ bệnh THA ở tuổi lao động trong những năm 60 là 1,8%, đến những năm 70 tăng đến 3% [5]. Đến năm 2002, tỷ lệ THA trong cộng đồng dân cư miền Bắc đã là 16,3%, ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là 20,5% [6], [7]. 
Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính mà phần lớn không tìm thấy nguyên nhân. THA nguy hiểm vì bệnh thường diễn biến âm thầm không có triệu chứng nhưng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận… phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật đắt tiền, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là gánh nặng cho gia đình và xã hội [2], [6], [8].
Trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do một số yếu tố liên quan THA vẫn còn phổ biến như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động… Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khống chế được các yếu tố nguy cơ này sẽ làm giảm được 80% bệnh THA [2].
Điều trị THA cần phải liên tục, kéo dài và phải được theo dõi chặt chẽ. Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn do nhận thức, điều trị dự phòng và kiểm soát bệnh chưa được thực hiện đầy đủ. Điều trị THA không đơn thuần làm huyết áp về trị số bình thường mà phải đánh giá toàn bộ các yếu tố nguy cơ tim mạch như: đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu…, do đó cần xây dựng một kế hoạch mang tính chất chiến lược trong phòng, chống bệnh THA. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng, kiến thức và thực hành về tăng huyết áp ở người trưởng thành tại hai xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013” nhằm  các mục tiêu sau:
1.Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành tại 2 xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013.
2.Mô tả kiến thức, thực hành của người dân tại 2 xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình về bệnh tăng huyết áp năm 2013.
3.Mô tả một số yếu tố liên quan với bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành tại 2 xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013.
Đây là một phần của đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, kiểm soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam” mã số ĐTĐL.2012-G/32 do trường Đại học Y Hà Nội thực hiện từ năm 2012-2015. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cấp lãnh đạo từ trung ương tới địa phương xây dựng định hướng chiến lược chủ động phòng chống bệnh tăng huyết áp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
 
ĐẶT VẤN ĐỀ1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN3
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp3
1.1.1. Định nghĩa THA3
1.1.2. Phân loại THA3
1.2. Tình hình bệnh THA ở một số nước trên thế giới5
1.3. Nghiên cứu về bệnh THA ở Việt Nam6
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về một số yếu tố liên quan đến bệnh THA7
1.4.1. Trên thế giới7
1.4.2. Tại Việt Nam9
1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức, thực hành đối với bệnh THA10
1.5.1. Trên thế giới10
1.5.2. Tại Việt Nam11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU14
2.1. Địa điểm nghiên cứu14
2.2. Đối tượng nghiên cứu14
2.3. Phương pháp nghiên cứu14
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu14
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu14
2.3.3. Thu thập thông tin16
2.3.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu19
2.4. Sai số và khống chế sai số22
2.5. Xử lý số liệu22
2.6. Thời gian nghiên cứu22
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU24
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu24
3.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp26
3.3. Kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu liên quan đến bệnh THA29
3.3.1. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về bệnh THA29
3.3.2. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành đúng về bệnh THA33
3.3.3. Nhu cầu truyền thông giáo dục sức khỏe của người dân về bệnh tăng huyết áp36
    3.4. Các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp………………………………………..40
3.4.1. Liên quan giữa các đặc trưng cá nhân với bệnh tăng huyết áp40
3.4.2. Liên quan giữa kiến thức của đối tượng nghiên cứu với bệnh tăng huyết áp41
3.4.3. Liên quan giữa thói quen lối sống với bệnh tăng huyết áp42
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN45
4.1. Thực trạng tăng huyết áp ở người trưởng thành tại 2 xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013.46
4.2. Kiến thức, thực hành của người dân tại 2 xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình về bệnh tăng huyết áp50
4.2.1. Kiến thức về bệnh THA50
4.2.2. Thực hành về bệnh THA54
4.2.3. Nhu cầu truyền thông giáo dục sức khỏe của người dân về bệnh THA56
4.3. Một số yếu tố liên quan với bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành tại 2 xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 201357
4.3.1. Các đặc trưng cá nhân và bệnh THA57
4.3.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu và bệnh THA59
4.3.3. Thói quen lối sống và bệnh THA60
KẾT LUẬN63
KHUYẾN NGHỊ65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH 3
Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII 4
Bảng 1.3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay 4
Bảng 2.1: Đánh giá tình trạng THA theo hướng dẫn của Bộ Y tế 18
Bảng 2.2: Biến số và chỉ số nghiên cứu 19
Bảng 2.3: Các câu hỏi và điểm liên quan đến kiến thức về bệnh THA 21
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 24
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 24
Bảng 3.3. Chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu 25
Bảng 3.4. Tỷ lệ thừa cân, béo bụng của đối tượng nghiên cứu theo địa bàn 26
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp theo giới 27
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ THA giữa các xã theo nhóm tuổi 27
Bảng 3.7. Phân độ THA theo nhóm tuổi 29
Bảng 3.8. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về bệnh THA theo xã 31
Bảng 3.9. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về bệnh THA theo tình trạng mắc bệnh 32
Bảng 3.10. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tham gia điều trị bệnh THA 33
Bảng 3.11. Thực hành điều trị bệnh THA của đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3.12. Tìm hiểu thông tin về bệnh THA của đối tượng nghiên cứu theo xã 36
Bảng 3.13. Tìm hiểu thông tin về bệnh THA của đối tượng nghiên cứu theo tình trạng bệnh 37
Bảng 3.14. Nguồn thông tin đối tượng nghiên cứu muốn được cung cấp theo xã 39
Bảng 3.15. Liên quan giữa các đặc trưng cá nhân với bệnh tăng huyết áp. 40
Bảng 3.16. Liên quan giữa thói quen lối sống với bệnh THA 42
Bảng 3.17. Mô hình hồi quy logistic xác định sự ảnh hưởng của một số yếu tố tới tình trạng bệnh THA 43
 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tăng huyết áp theo xã 26
Biểu đồ 3.2. Phân độ THA theo xã 28
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về bệnh THA theo xã 29
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về bệnh THA 30
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ người dân có kiến thức đạt về bệnh THA theo xã 33
Biểu đồ 3.6. Nhu cầu truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh THA theo xã 38
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu mắc THA theo nhóm kiến thức 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Lân Việt, Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, in Đề tài NCKH cấp Bộ. 2007. p. 1-31.
2.WHO, A global brieft on Hypertention – World Health day 2013. 2013, Geneva.
3.Vlado Perkovic, Rachel Huxley, Yangfeng Wu, et al. (2007). The Burden of Blood Pressure-Related Disease: A Neglected Priority for Global Health. Hypertension,  50, 991-997.
4.Kearney PM, Whelton M, Reynolds K, et al. (2005). Global burden of hypertension: analysis of worldwide data. The Lancet,  365(9455), 217 – 223.
5.Đào Duy An (2007). Tăng huyết áp thầm lặng như thế nào. Tạp chí Tim mạch học,  47(446).
6.Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng, et al. (2000). Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội. Tạp chí Tim mạch học,  21, 258-282.
7.Phạm Gia Khải and Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2002). Dịch tễ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở vùng đồng bằng Thái Bình – 2002.
8.Phạm Mạnh Hùng Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp.
9.Nguyễn Huy Dung, 22 bài giảng chọn lọc Nội khoa Tim mạch. 2005: Nhà xuất bản Y học.
10.Bộ Y tế, Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khỏe ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm. 2006, Nhà xuất bản Y học: Hà Nội. p. 6.
11.WHO, Prevention chronic diseases avital investment. 2005, Geneva.
12.Vũ Đình Hải, Đề phòng và chữa tăng huyết áp nên sống thế nào. 2008: Nhà xuất bản Y học.
13.Phạm Thắng (2003). Tăng huyết áp. Tạp chí Thông tin Y dược,  10, 2-5.
14.Bộ Y tế (2010). Quyết định số 3192/QĐ-BYT về việc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
15.Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (2012). Vital signs: awareness and treatment of uncontrolled hypertension among adults–United States, 2003-2010. MMWR Morb Mortal Wkly Rep,  61, 703-9.
16.Olives C, Myerson R, Mokdad AH, et al. (2013). Prevalence, awareness, treatment, and control of hypertension in United States counties, 2001-2009. PLoS One,  8(4).
17.Fields LE, Burt VL, Cutler JA, et al. (2004). The burden of aldult hypertension in the United States, 1999-2000, a rising tide. Hypertension, 398-404 
18.Guessous I, Bochud M, Theler JM, et al. (2012). 1999-2009 Trends in prevalence, unawareness, treatment and control of hypertension in Geneva, Switzerland. PLoS One,  7(6).
19.Kaur P, Rao SR, Radhakrishnan E, et al. (2012). Prevalence, awareness, treatment, control and risk factors for hypertension in a rural population in South India. Int J Public Health,  57(1), 87-94.
20.Cai L, Liu A, Zhang L, et al. (2012). Prevalence, awareness, treatment, and control of hypertension among adults in Beijing, China. Clin Exp Hypertens,  34(1), 45-52.
21.Meng XJ1, Dong GH, Wang D, et al. (2011). Prevalence, awareness, treatment, control, and risk factors associated with hypertension in urban adults from 33 communities of China: the CHPSNE study. J Hypertens,  29(7), 1303-10.
22.Jo I, Ahn Y, Lee J, et al. (2001). Prevalence, awareness, treatment, control and risk factors of hypertension in Korea: the Ansan study. J Hypertens,  19(9).
23.Pereira M,Azevedo A and Barros H (2010). – Determinants of awareness, treatment and control of hypertension in a Portuguese. Rev Port Cardiol,  29(12), 1779-92.
24.Phạm Gia Khải (2000). Đặc điểm dịch tễ học tăng huyết áp tại Hà Nội. Kỷ yếu toàn văn Đại hội tim mạch quốc gia lần thứ VIII.
25.Phạm Gia Khải và cộng sự (2002). Tần số tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2001-2002. Tạp chí tim mạch học Việt Nam 33, 9-15.
26.Nguyễn Thị Thúy, Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi quận Long Biên – Hà Nội năm 2007. 2007, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng – Đại học Y tế công cộng: Hà Nội.
27.Lê Thị Thanh,Trương Việt Dũng and Phạm Thị Bích Ngọc (2010). Mô hình bệnh tật tại bệnh viện và trạm y tế xã tại Đồng Tháp năm 2008.
28.Bùi Đức Long (2008). Tần suất và các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp tại xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thông tin y dược,  3, 22-25.
29.Nguyễn Hữu Tước (2014). Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người dân trên 25 tuổi sinh sống tại phường Trang Hạ thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Y học Dự phòng,  1(149).
30.Do HT, Geleijnse JM, Le MB, et al. (2014). National Prevalence and Associated Risk Factors of Hypertension and Prehypertension Among Vietnamese Adults. Am J Hypertens.
31.Hoàng Văn Ngọan (2009). Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên ở người cao tuổi tại xã Thụy Vân huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, đại học Huế,  52, 89-96.
32.Đinh Hoàng Việt, Tăng huyết áp của người cao tuổi ở Thành Phố Cần Thơ và một số Yếu tố ảnh hưởng. 2007, Đại học Y Hà Nội.
33.Sathya Prakash Manimunda (2011). Association of hypertension with risk factors & hypertension related behaviour among the aboriginal Nicobarese tribe living in Car Nicobar Island, India. Indian J Med Res,  133(3), 287–293.
34.Abhinav Vaidya,Umesh Raj Aryal and Alexandra Krettek (2013). Cardiovascular health knowledge, attitude and practice/behaviour in an urbanising community of Nepal: a population-based cross-sectional study from Jhaukhel-Duwakot Health Demographic Surveillance Site. BMJ Open.
35.Steyn NP, Senekal M, Brits S, et al. (2000). Weight and health status of black female students. S Afr Med J.,  90(2), 146-52.
36.J Slark, M S Khan, P Bentley, et al. (2014). Knowledge of blood pressure in a UK general public population. Journal of Human Hypertension 28, 500-503.
37.Demaio AR, Otgontuya D, de Courten M, et al. (2013). – Hypertension and hypertension-related disease in mongolia; findings of a national. BMC Public Health,  13(194), 1471-2458.
38.Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, et al. (2003). Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002. Tạp chí Tim mạch học,  33, 9-34.
39.Phan Nhật Lệ and Trần Thiện Thuần (2010). Kiến thức – Thái độ – Thực hành về kiểm soát tăng huyết áp của bệnh nhân khám Bảo hiểm y tế tại bệnh viện quận 3 năm 2009. Y học thành phố Hồ Chí Minh,  14(2).
40.Nguyễn Văn Út and Nguyễn Thi Hùng (2010). Kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2007. Y học thành phố Hồ Chí Minh,  14(2).
41.Trần Thiện Thuần (2007). Xác định yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức – thái độ – thực hành của bệnh nhân cao huyết áp tại quận 9 Tp.Hồ Chí Minh năm 2006. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,  11(1).
42.Cục Thống kê Quảng Bình Niên giám thống kê năm 2013.
43.Đỗ Hàm, Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học. 2007: Nhà xuất bản Y học.
44.Nyamdorj R et al (2008). BMI compared with central obesity indicators in relation to diabetes and hypertension in Asians. Obesity (Silver Spring),  16(7), 1622-35. Epub 2008 Apr 10.
45.Miller et al (2003). Module 20 – Standards Drinks, international center for alcohol policies (ICAP). Geneva, World Health Organisation.
46.Trần Thiện Thuần (2007). Xác định yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức – thái độ – thực hành của bệnh nhân cao huyết áp tại quận 9 Tp.Hồ Chí Minh năm 2006. Y học thành phố Hồ Chí Minh,  11(1).
47.Nguyễn Quang Tuấn, Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng. 2012, Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
48.Cục thống kê Hải Phòng Niên giám thống kê năm 2013.
49.Cao Hương Giang, Đánh giá kiến thức về bệnh tăng huyết áp của người trưởng thành tại quận Ngô Quyền,thành phố Hải Phòng và một số yếu tố ảnh hưởng áp dụng phương pháp phân tích nhân tố, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng. 2014, Đại học Y Hà Nội: Hà Nội. p. 66.
50.Echouffo-Tcheugui JB, Batty GD, Kivimäki M, et al. (2013). Risk models to predict hypertension: a systematic review. PLoS One,  8(7).
51.Lichtenstein AH,Appel LJ and Brands M (2006). Diet and Lifestyle Recommendations Revision 2006. A Scientific Statement from the American Heart Association Nutrition committee.
52.Frisoli TM, Schmieder RE, Grodzicki T, et al. (2012). Salt and hypertension: is salt dietary reduction worth the effort? Am J Med,  125(5), 433-9.
53.WHO and ISH (2003). Statement on management of Hypertension. J. Hypertension,  21(11), 1983-1992.
54.Wang L, Manson JE, Gaziano JM, et al. (2012). Fruit and vegetable intake and the risk of hypertension in middle-aged and older women. Am J Hypertens,  25(2), 180-9.
55.Graudal NA,Hubeck-Graudal T and Jurgens G (2011). Effects of low sodium diet versus high sodium diet on blood pressure, renin, aldosterone, catecholamines, cholesterol, and triglyceride. Cochrane Database Syst Rev,  9(11).


 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment