Thực trạng nhà tiêu của hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, năm 2019
Luận văn thạc sĩ y học công cộng Thực trạng nhà tiêu của hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, năm 2019.Sức khỏe môi trường là vấn đề quan trọng và cũng là thách thức lớn nhất đối với mục tiêu phát triển bền vững của nhân loại. Môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống con người, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sự ô nhiễm môi trường sống từ lâu đã được xác định là nguy cơ trực tiếp dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là các dịch bệnh truyền nhiễm. Do đó, vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề cần chú trọng không chỉ ở phạm vi quốc gia khu vực thậm chí phạm vi toàn cầu[7].
Một trong các vấn đề sức khỏe môi trường nổi cộm tại Việt Nam đang được quan tâm là hiện trạng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để quản lý, xử lý phânngười. Không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh làm ô nhiễm nguồn nước, làm tăng nguy cơ lây bệnh theo đường phân – miệng như tả, lỵ, thương hàn, ký sinh trùng … Chi phí khám chữa các bệnh này gấp nhiều lần chi phí để dự phòng với việc hỗ trợ người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh [7]. Do đó, ngày 8/4/2014 Chính phủ Việt Nam đã ký tuyên bố cam kết với Liên hiệp quốc về Vệ sinh và Nước cho mọi người, chấm dứt tình trạng phóng uế bừa bãi vào năm 2025.
Theo Chương trình Giám sát chung năm 2015, tỷ lệ tiếp cận nhà vệ sinh cải tiến ở nông thôn là 67%, với tỷ lệ phóng uế bừa bãi hiện ở mức 2% trên toàn quốc và tỷ lệ tiếp cận nước sạch cải thiện là 94%. Tuy nhiên, sự chênh lệch tiếp cận giữa các vùng có nhiều người dân tộc thiểu số và phần còn lại của Việt Nam vẫn rất lớn. Ở các khu vực Miền núi phía Bắc – Tây Nguyên – Nam Trung Bộ, khoảng 21% dân số nông thôn phóng uế bừa bãi, và tỷ lệ này lên tới 31% đối với dân tộc thiểu số, và 39% (47% đối với dân tộc thiểu số) có nhà vệ sinh chưa hợp vệ sinh[5].
Với các mục tiêu về cấp nước và vệ sinh hộ gia đình đến cuối 2015 còn có sự chênh lệch giữ các vùng, một số vùng miền đạt tỷ lệ thấp như Miền núi phía Bắc (cấp nước 81% và vệ sinh 53%), Bắc Trung Bộ (cấp nước 78% và vệ sinh 56%) và Tây Nguyên (cấp nước 82% và vệ sinh 53%), đây là những vùng có tỷ lệ cao về người nghèo, dân tộc thiểu số.
Cùng trong tình trạng đó, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh thấp, với hơn 80% dân số là người dân tộc, các yếu tố phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế xã hội phức tạp, đã trở thành các rào cản đối với thực hành sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Theo báo cáo kết quả chương trình vệ sinh môi trường của Trung tâm y tế huyện Mỹ Đức năm 2018, xã An Phú số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh là 1.187 hộ, chiếm 59,5% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh thấp nhất trong toàn huyện [20].
Nếu không có giải pháp kịp thời nhằm tăng tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh tại địa bàn xã có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân nơi đây [20].
Vậy thực trạng sử dụng nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn xã An Phú năm 2019 như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hành của người dân? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nhà tiêu của hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, năm 2019”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhà tiêu của các hộ gia đình tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………. i
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………..iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………… v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU …………………………………………………………..vi
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………….. 3
1.1. Nhà tiêu hợp vệ sinh ……………………………………………………………………. 3
1.1.1. Các khái niệm và tiêu chuẩn Nhà tiêu hợp vệ sinh……………………… 3
1.1.2. Tầm quan trọng của việc xử lý phân người đối với môi trường và
sức khỏe cộng đồng ………………………………………………………………………… 8
1.2. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện nay……………………………………….. 9
1.2.1. Trên thế giới………………………………………………………………………….. 9
1.2.2. Tại Việt Nam……………………………………………………………………….. 12
1.2.3. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu……………………………………………….. 17
1.3. Khung lý thuyết ………………………………………………………………………… 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….. 20
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………… 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………… 20
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….. 20
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………. 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 20
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu…………………………………………………….. 21
2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá……………………….. 22
2.3.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu……………………………………………. 22
2.3.2. Tiêu chí đánh giá………………………………………………………………….. 27iv
2.4. Phương pháp thu thập thông tin…………………………………………………… 24
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin…………………………………………………….. 24
2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ……………………………………………………. 24
2.4.3. Qui trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu ……………………… 24
2.5. Phân tích và xử lý số liệu……………………………………………………………. 26
2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số……………………………………………. 26
2.6.1. Sai số………………………………………………………………………………….. 26
2.6.2. Biện pháp khắc phục…………………………………………………………….. 26
2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………… 26
2.8. Hạn chế của đề tài……………………………………………………………………… 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………. 28
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………… 28
3.2. Thực trạng sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình …………………………… 36
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ
gia đình ………………………………………………………………………………………….. 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………… 43
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 51
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………… 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………. 55
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………….. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thông tin về các yếu tố cá nhân của chủ hộ hoặc người đại diện hộ
gia đình trả lời phỏng vấn (n=408) ……………………………………………………….. 28
Bảng 3.2. Tiền sử mắc các bệnh lây qua đường phân miệng của các thành
viên trong gia đình (n=408) …………………………………………………………………. 29
Bảng 3.3. Tỷ lệ đối tượng nhận biết biết về các loại nhà tiêu (n=408)……….. 29
Bảng 3.4. Tỷ lệ đối tượng biết các loại nhà tiêu HVS (n=408) …………………. 30
Bảng 3.5. Tỷ lệ đối tượng biết các bệnh lây qua đường phân miệng (n=408)30
Bảng 3.6. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về tác dụng của việc sử dụng nhà
tiêu HVS (n=408)……………………………………………………………………………….. 31
Bảng 3.7. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về tác hại của việc không sử
dụng nhà tiêu HVS (n=408) …………………………………………………………………. 31
Bảng 3.8. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về việc SD nhà tiêu HVS
(n=408)……………………………………………………………………………………………… 32
Bảng 3.9. Niềm tin của người dân về việc sử dụng NTHVS có thể phòng
ngừa bệnh tật (n=408) …………………………………………………………………………. 32
Bảng 3.10. Phân bố đối tượng theo khả năng mua được vật liệu để xây dựng
nhà tiêu (n=408) …………………………………………………………………………………. 32
Bảng 3.11. Chi phí xây dựng nhà tiêu với điều kiện kinh tế (n=408) ………… 33
Bảng 3.12. Phân bố các kênh thông tin về NTHVS mà người dân đã từng
được tiếp cận (n=408) …………………………………………………………………………. 33
Bảng 3.13. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về các kênh thông tin hiệu quả
để tuyên truyền về vấn đề NTHVS (n=408) …………………………………………… 34
Bảng 3.14. Thực trạng thường xuyên nói chuyện về sử dụng nhà tiêu HVS
của các đối tượng nghiên cứu với những người xung quanh (n=408)………… 34
Bảng 3.15. Thói quen sử dụng nhà tiêu của người dân trong vùng (n=408) .. 35
Bảng 3.16. Thái độ của cộng đồng đối với người dân phóng uế bừa bãi
(n=408)……………………………………………………………………………………………… 35
Thang Long University Libraryvii
Bảng 3.17. Đề xuất các giải pháp cải thiện tình trạng NTHVS của đối tượng
nghiên cứu (n=408) …………………………………………………………………………….. 35
Bảng 3.18. Thực trạng nhà tiêu của các hộ gia đình (n=408)……………………. 36
Bảng 3.19. Nơi thường đi vệ sinh khi không có nhà tiêu (n=26) ………………. 36
Bảng 3.20. Đánh giá kiến thức xây dựng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh (n=259)
…………………………………………………………………………………………………………. 37
Bảng 3.21. Quan sát tình trạng nhà tiêu của các Hộ gia đình (n=408)……….. 37
Bảng 3.22. Đánh giá thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n=408)………………….. 38
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với thực trạng nhà
tiêu hợp vệ sinh (n=408) ……………………………………………………………………… 38
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức đạt về tiêu chuẩn xây dựng nhà tiêu
hợp vệ sinh và thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n = 259)…………………………. 40
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa biết lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ
sinh với thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n=408) ……………………………………. 40
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa niềm tin với thực trạng nhà tiêu (n=408)…… 41
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và thực
trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n=408) ……………………………………………………….. 42
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng dân số thực hành sử dụng NT HVS, 1990-2011 ……… 10
(nguồn: Báo cáo mục tiêu thiên niên kỉ 2013)………………………………………… 10
Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu…………………………………………………………………….. 2
Nguồn: https://luanvanyhoc.com