THỰC TRẠNG NHÂN LỰC, NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ Y DƯỢC CỔ TRUYỀN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC, NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ Y DƯỢC CỔ TRUYỀN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Luận án THỰC TRẠNG NHÂN LỰC, NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ Y DƯỢC CỔ TRUYỀN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP.Việt Nam có truyền thống lâu đời về y học cổ truyền . Nền y học cổ truyền Việt Nam gắn liền với sự phát triển truyền thống văn hoá dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, y học cổ truyền Việt Nam đã đúc kết rút được nhiều kinh nghiệm phòng và chữa bệnh có hiệu quả. Việt Nam là một quốc gia thuộc khối ASEAN được đánh giá là có tiềm năng lớn về y học cổ truyền [13], [19]. Ở một số nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin, Thái Lan, Bangladesh đã đưa y học cổ truyền vào chương trình mục tiêu quốc gia [64], [65], [68]. Bên cạnh đó một số nước đã hoạch định để phát triển y học cổ truyền đưa y học cổ truyền vào hệ thống y tế quốc gia như Ghana bắt đầu đưa y học cổ truyền vào hệ thống bảo hiểm y tế từ năm 2005 [93].

Trong thời gian vừa qua Đảng, Chính Phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để đẩy mạnh công tác y học cổ truyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đó là:
Ngày 3/11/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt chính sách Quốc gia về y dược cổ truyền đến năm 2010. Trong đó có qui định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bệnh viện đa khoa y học cổ truyền [44].Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã nêu rõ các nhiệm vụ từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo là: Đẩy mạnh việc nghiên cứu, thừa kế, bảo tồn và phát triển y dược học cổ truyền thành một chuyên ngành khoa học [12].Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng [14] về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Namtrong 15tình hình mới đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển đông y; kết hợp đông y với tây y trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân [1].
Quyết định 2166/QĐ – BYT ngày 31/10/2010 của Thủ tướng Chính phủvề việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổtruyền Việt Nam đến nă m 2020. Trong đó đưa ra các chỉ tiêu khám chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền: – Đến năm 2015: tuyến trung ương đạt 10%; tuyến tỉnh đạt 15%; tuyến huyện đạt 20% và tuyến xã đạt 30%; 100% bệnh viện y dược cổtruyền được đầu tư các thiết bị y tế hiện đại trong chẩn đoán, điều trị theo tiêu chuẩn các hạng bệnh viện của Bộ Y tế [51].Tuy nhiên, đến nay chất lượng công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổtruyền còn nhiều hạn chế do một số tỉnh chưa có bệnh viện y dược cổ truyền;nhiều tỉnh, bệnh viện y dược cổ truyền tiếp thu cơ sở của bệnh viện đa khoa tỉnh nên cơ sở hạ tầng xuống cấp, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh vừa cũ, lạc hậu lại vừa thiếu. Đội ngũ cán bộ chuyên ngành y dược cổtruyền còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đặc biệt là thiếu đội ngũ cán bộchuyên môn chuyên sâu. Việc đầu tư nguồn lực cho chuyên ngành y dược cổtruyền chưa được quan tâm đúng mức. Từ những năm 1990, sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp tập trung sang cơ chế thị trường, bên cạnh những cải thiện lớn mà cơ chế này mang lại cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ, đã xuất hiện nhiều khó khăn do không thích ứng được với cơ chế mới nhất là từ khi có nghị định 43/2006/NĐ -CP trong đó y học cổ truyền tại cơ sở đã bị thu hẹp đáng kể
[46]. Để thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về y học cổ truyền, đồng thời để khắc phục những tồn tại trên, Bộ Y tế ban hành chỉ thị 05/2007/CT-BYT về tăng cường công tác y học cổ truyền tiếp tụckhẳng định 16đường lối phát triển y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ là: “Các tỉnh chưa có bệnh viện y học cổ truyền khẩn trương xây dựng đề án thành lập bệnh viện trình Ủy ban nhân dân tỉnh ph ê duyệt” [20]. Để có cơ sở phát triển nguồn nhân lực y dược cổ truyền đáp ứng với nhu cầu hiện nay trong chăm sóc sức khỏe nhân dân cả về số lượng và chất lượng thì việc đánh giá mức độ đáp ứng của nhân lực tế, chất lượng đào tạo, nhu cầu đào tạo y dược cổ truyền là v ấn đề đang được quan tâm.
Cho đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu tổng thể nào về thực trạng nhân lực y dược cổ truyền và nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng khám và đi ều trị cho nhân dân trên, chúng tôi  tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu:
1- Mô tả sự phân bố cán bộ y tế của các bệnh viện y dược cổ truyền tuyến tỉnh cho các vùng địa lý khác nhau năm 2010 .
2- Xác định nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền tại các bệnh viện y dược cổ truyền tuyến tỉnh ở các vùng địa lý khác nhau năm 2010.
3- Bước đầu đánh giá kết quả lớp đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng chế biến, nhận biết, phân biệt về thuốc y học cổ truyền cho các cán bộ dược trong các bệnh viện y dược cổ truyền tuyến tỉnh
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Hệ thống Y học cổ truyền trong nước và ngoài nước 4
1.1.1. Hệ thống y học cổ truyền ở các nước trên thế giới
4
1.1.2. Hệ thống Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 10
1.2. Phân bổ nguồn lực cán bộ y tế của các bệnh viện Y dược cổ
truyền
19
1.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực y học cổ truyền Việt Nam 19
1.2.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực y dược cổ truyền Việt
Nam
21
1.3. Đào tạo và nghiên cứu đào tạo cho Y h ọc cổ truy ền Việt Nam 25
1.3.1. Thực trạng về đào tạo cho cán bộ y dược cổ truyền 25
1.3.2. Chất lượng nhân lực y tế 28
1.4. Một số vấn đề về đào tạo liên tục 32
1.4.1. Quan niệ m về đào tạo liên tục 32
7
1.4.2. Sự cần thiết về đào tạo liên tục 32
1.5. Một số nghiên cứu trong nước về nhân lực Y dược cổ truyền
và đào tạo liên tục cán bộ Y dược cổ truyền
33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 41
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 41
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu mô tả 42
2.2. Nghiên cứu can thiệp 47
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu can thiệp 47
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 47
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ 48
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu can thiệp 48
2.3. Phân tích số liệu 57
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 57
2.5. Tổ chức nghiên cứu 59
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các đặc trưng cá nhân của cán bộ y dược cổ truyền 61
3.2. Phân bổ cán bộ y dược cổ truyền tại các bệnh viện tỉnh 65
3.2.1. Cán bộ y dược cổ truyền tại các bệnh viện Y dược cổ truyền
tuyến tỉnh
65
3.2.2. Phân bổ cán bộ y dược cổ truyền theo hạng bệnh viện 69
3.2.3. Phân bổ cán bộ y dược cổ truyền theo vùng địa lý 73
8
3.3. Nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dươc cổ truyền tuyến
tỉnh
79
3.3.1. Nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền 79
3.3.2. Nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y tế theo vùng địa lý 85
3.4. Bước đầu đánh giá hiệu quả của lớp đào tạo can thiệp nâng
cao năng lực cán bộ dược
90
3.4.1. Sự cần thiết thực hiện lớp đào tạo 90
3.4.2. Đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ Dược trước và sau khi
can thiệp
92
3.4.3. Đánh giá hiệu quả cúa lớp tập huấn sau 1 can thiệp 95
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Phân bổ cán bộ y dược cổ truyền của các bệnh viện YDCT
tuyến tỉnh cho các vùng địa lý khác nhau
97
4.1.1. Đặc điểm chung của cán bộ y tế của các bệnh viện y dược tuyến
tỉnh
97
4.1.2. Phân bố cán bộ y dược cổ truyền theo hạng bệnh viện 98
4.1.3 Phân bổ cán bộ y dược cổ truyền theo vùng địa lý 103
4.2. Nhu cầu đạo tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền tuyến
tỉnh
106
4.2.1. Thực trạng nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền 106
4.2.2. Những khó khăn và bất cập trong việc triển khai đào tạo liên tục 110
4.2.3. Nhu cầu đào tạo liên tục của cán bộ y dược cổ truyền tuyến tỉnh 119
4.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả lớp đào tạo can thiệp 121
4.3.1. Sự cần thiết thực hiện can thiệp 121
4.3.2. Đánh giá hiệu quả cúa lớp đào tạo sau 1 năm can thiệp 121
9
4.3.3.
Thực tế việc thực hiện chế biến tại một số bệnh viện điển hình
sau can thiệp
123
KẾT LUẬN 127
KIẾN NGHỊ 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Ban chấp hành Trung ương (2008), Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương về phát triển nền Đông y Việt Nam và hội Đông Y Việt nam trong tình hình mới.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương – Bộ Y tế (2011), Tài liệu hội thảo kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại thực trạng và giải pháp.
3. Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội (2012), Kết quả thực hiện nhiệm vụ 2011, phương hướng và nhiệm vụ năm 2012.
4. Bệnh viện y học cổ truyền Bình Dương (2012), Báo cáo công tác năm 2011.
5. Bệnh viện Y học cổ truyền Cao Bằng (2012), Hoạt động bệnh viện năm 2012.
6. Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông (2012), Báo cáo thống kê bệnh viện YHCT Hà Đông.
7. Bệnh viện y học cổ truyền Hà Giang (2011), Báo cáo tổng kết công tác bệnh viện năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012.
8. Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng (2012), Hoạt động của bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng.
9. Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Sơn La (2012), Báo cáo công tác bệnh viện 6 tháng năm 2012.
10. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương (2005), “Kết hợp y học cổ
truyền với y học hiện đại trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng”, Báo cáo Hội nghị khoa học quốc tế Việt Nam – Ba Lan lần thứ VI, tr. 12.
11. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương (2007), “ Kết hợp y học cổ
truyền với y học hiện đại trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng”, Báo cáo Hội nghị khoa học nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày thành lập bệnh viện, tr. 11 – 21.
12. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 46/NĐ- CP ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới
13. Bộ Y tế (1993), tài liệu hội thảo đánh giá về tổ chức chỉ đạo đưa YHCT vào chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Hà Nội 24 -26/8/1993
14. Bộ Y tế (2000), Báo cáo tổng kết 50 năm Y học cổ truyền dưới Chính quyền Cách mạng
15. Bộ Y tế (2003), Điều tra Y tế Quốc gia 2001 – 2002, Tổng cục thống kê – Bộ Y tế, nhà xuất bản Y học 2003 tr. 186, 550
16. Bộ Y tế (2004), Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác YDHCT năm 2004 và triển khai chính sách Quốc gia YDHCT đến 2010
17. Bộ Y tế (2005), Quyết định số 765/2005/QĐ – BYT ngày 22/3/2005 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách quốc gia về y dược cổ truyền đến năm 2010.
18. Bộ Y tế (2005), Tài liệu Hội nghị chuyên đề kết hợp y học hiện đại và y
học cổ truyền tại các khoa y học cổ truyền
19. Bộ Y tế (2007), “Hội nghị thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lựcy dược học cổ truyền”, Hà Nội tháng 1 năm 2007 tr. 1-6.
20. Bộ Y tế (2007), Chỉ thị số 05/2007/CT – BYT ngày 09/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác Y dược học cổ truyền.
21. Bộ Y tế (2007), Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp các bệnh viện đa khoa vùng và một số bệnh viện đa khoa tỉnh giai đoạn 2007 – 2012.
22. Bộ Y tế (2008), Chỉ thị số 06/2008/CT- BYT, ngày 27/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế
23. Bộ Y tế (2008), Kế hoạch đào tạo lại năm 2009.
24. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 1816/QĐ -BYT ngày 26/05/2008, của Bộ trưởng Bộ Y tế về đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viên tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới.
25. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 26/2008/QĐ – BYT ngay 22/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hanh hành quy trình kỹ thuật y học cổ truyền.
26. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 39/2008/QĐ – BYT ngày 15/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành phương pháp chung chế biến các vị thuốc theo phương pháp cổ truyền.
27. Bộ Y tế (2008), Tài liệu Hội nghị Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học Y Dược Việt Nam lần thứ VII.
28. Bộ Y tế (2008), Thông tư số 06/2008/TT – BYT ngày 26/05/2008 hướng dẫn tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng y, dược.
29. Bộ Y tế (2008), Thông tư số 07/2008/ TT – BYT ngày 28/5/2008 hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế.
30. Bộ Y tế (2008), Thông tư số 09/2008/TT – BYT ngày 01/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn kết hợp viện – trường.
31. Bộ Y tế (2009), Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020. Vụ Khoa học- Đào tạo.
32. Bộ Y tế (2009), Hội nghị kết hợp viện – trường trong đào tạo Bác sỹ chuyên khoa cấp I, Bác sỹ chuyên khoa cấp III và bác sỹ nội trú
33. Bộ Y tế (2009), Nhân lực y tế ở Việt Nam, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế 2009 tr. 38,48 – 51,53,54.
34. Bộ Y tế (2010), Niêm giám thống kê y tế năm 2010.
35. Bộ Y tế (2010), Quyết định 3759/QĐ – BYT ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành phương pháp chế biến đảm bảo chất lượng 85 vị thuốc đông y.
36. Bộ Y tế (2010), Thông tư 50/2010/TT – BYT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
37. Bộ Y tế (2010), Tổng kết Hội nghị Chính sách Quốc gia về YDCT đến năm 2010.
38. Bộ Y tế (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030.
39. Bộ Y tế (2011), Tài liệu tập huấn phương pháp chế biến 10 vị thuốc cổ
truyền có phương pháp bào chề phức tạp.
40. Bộ Y tế (2011), Thông tư 22/2001/TT- BYT ngày 10/06/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định tổ chức của khoa Dược bệnh viện.
41. Bộ Y tế (2011), Thông tư 37/2011/TT – BYT ngày 26/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh.
42. Bộ Y tế (2011), Tóm tắt số liệu thống kê y tế 2006 – 2010.
43. Bộ Y tế, Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT – BYT – BNVngày 05/06/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế công lập.
44. Chính phủ Việt Nam (2003), Quyết định số 222/2003/QĐ- TTg, ngày 03/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền đến năm 2010.
45. Chính phủ Việt Nam (2005), Quyết định số 225/2005/QĐ – TTg ngày 15/9/2005 về việc phê duyệt đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 – 2008.
46. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định 43/2006/NĐ – CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
47. Chính phủ Việt Nam (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020.
48 Chính phủ Việt Nam (2007), Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 15/10/2007 của Chính phủ về phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện giai đoạn 2007 – 2010.
49. Chính phủ Việt Nam (2007), Quyết định số 950/QĐ – TTg ngày 27/7/2007 về đầu tư xây dựng trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008 – 2010.
50. Chính phủ Việt Nam (2008), Quyết định số 47/2008/QĐ – TTg ngày 02/4/2008 về việc phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008 – 2010.
51. Chính phủ Việt Nam (2010), Quyết định số 2166/QĐ – TTg, ngày 30/11/2010 về việc “ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ về việc phát triển nền y học cổ truyền tới năm 2020”.
52. Đơn vị chính sách y tế (1999), Định hướng chiến lược kết hợp YHCT và YHHĐ tại địa bàn xã, Đề tài tiến hành thuộc chương trình hợp tác y tế Việt Nam – Thuỵ Điển.
53. Hồ Chủ Tịch (1955), Thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế ngày 27 tháng 2 năm 1955
54 Hoàng Thị Hoa Lý (2006), Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực và sử dụng YHCT ở một số địa phương tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ y khoa – Đại học Y Hà Nội
55 Học viện y học cổ truyền Việt Nam (2008), Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực y dược cổ truyền Việt Nam, Đề tài cấp nghiên cứu khoa học Cấp Bộ Y tế, tr. 45- 49.
56. Lê Trần Đức (1995), Lịch sử y học cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Y học
57. Nguyễn Liễn (1994j, “YHCT Việt Nam với ăn uống trong CSSK cộng đồng”, Thông tin YHCT số 65, tr. 29 – 41.
58. Nguyễn Văn Lơn (2010), Đánh giá tình hình nhân lực cán bộ y tế và sử dụng phương pháp y học cổ truyền, đồng thời thử nghiệm một số giải pháp nhằm phát triển y học cổ truyền tại cộng đồng , Đề tài cấp Bộ – Bộ Y tế.
59 Phạm Hưng Củng (1996), Nghiên cứu ứng dụng xã hội hóa y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng trong nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
60. Phạm Nhật Uyển (2001), Thực trạng sử dụng Y học cổ truyền tại tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà nội.
61. Quốc hội Việt Nam (2008), Nghị quyết số 18/2008/NQ – QH12 ngày 03/06/2008 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
62. Sở Y tế Ninh Bình (2008). Đề án đăng ký mở ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
63. Trần Thị Hồng Phương (2012), Nghiên cứu thực trạng tình hình cung ứng, sử dụng và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong bệnh viện Y dược cổ truyền, Đề tài cấp Bộ – Bộ Y tế
64. Trần Thuý và cộng sự (1998), Kết quả nghiên cứu và hiện trạng nhân lực và hiện trạng sử dụng thuốc cổ truyền, Đề tài tiến hành theo yêu cầu của Bộ Y tế, lĩnh vực chính sách và quản lí thuốc thuộc chương trình hợp tác Y tế Việt Nam Thuỵ Điển.
65. Trung ương Hội Đông y Việt Nam (2007), 50 năm Hội Đông y Việt Nam, tr.20.
66. Trường đại học Y Hà Nội (2002), Tuyển tập công trình khoa học chuyên đề y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr. 56, 78.
67. Tuệ Tĩnh toàn tập (1996), Nhà xuất bản Hội YHCT Tp. Hồ Chí Minh, tr. 34 – 45
68. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Kỷ yếu Hội Châm cứu tỉnh Thừa Thiên huế, tr. 5 – 7.
69. Viện Chiến lược và chính sách y tế (2008), Đánh giá cuối kỳ, Dự án Y tế Nông thôn (1777-VIE), tr. 23, 67.
70. Vụ Kế hoạch-Tài chính (2007), Niên giám thống kê y tế các năm 2007, tr. 123 – 134.
71. Vụ Kế hoạch-Tài chính (2008). Niên giám thống kê y tế các năm 2008, tr. 45 – 56.
72. Vụ Kế hoạch-Tài chính (2009), Niên giám thống kê y tế các năm 2009, tr. 137- 145.
73. Vụ Khoa học – Đào tạo (2007), Một số vấn đề trong đào tạo nhân lực y tế Tài liệu báo cáo Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu,Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Tháng 10, 2007
74. Vũ Tuệ Anh (2005), “Y học cổ truyền Trung Quốc thu hút được sự ưa thích trên toàn thế giới”, Bản tin dược liệu số 12 tập IV tr 382
75. Vũ Văn Hoàng (2008), Nhu cầu đào tạo lại nguồn nhân lực y tế tại 3 bệnh viện YHCT Hoà Bình, Sơn La và Điện Biên, Luận văn Thạc sỹ – Trường Đại học Y tế công cộng.
76. Vụ Y dược cổ truyền (2007), Hội nghị tập huấn về nhu cầu nhân lực y dược cổ truyền.
77. Vụ Y dược cổ truyền (2010), Báo cáo hoạt động bệnh viện.
78. Vụ Y Dược cổ truyền (2011), Tài liệu Hội nghị đánh giá thực hiện quyết định 2166/QĐ – TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y dược cổ truyền.
79. WHO (1978), Đề cao và phát triển YHCT, báo cáo kỹ thuật 662, Geneva tr. 5-14.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment