• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

MedLib

Thư Viện Y - Nơi chia sẻ kho tài liệu nghiên cứu lớn nhất Việt Nam

  • Home
  • Nghiên cứu chuyên sâu
  • thông tin thuốc
  • Ngân hàng đề thi y khoa
You are here: Home / Tạp chí y học / THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở HỌC TIỂU HỌC, HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HOÀ BÌNH NĂM 2015

Tạp chí y học

THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở HỌC TIỂU HỌC, HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HOÀ BÌNH NĂM 2015

THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở HỌC TIỂU HỌC, HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HOÀ BÌNH NĂM 2015

THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở HỌC TIỂU HỌC, HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HOÀ BÌNH NĂM 2015
Trần Thị Ái Hương*, Hạc Văn Vinh**
* Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình 
** Trường Đại học Y Dược-Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang để đánh giá thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học, huyện Kim Bôi, Hòa Bình đã được tiến hành thông qua xét nghiệm mẫu phân ở 480 học sinh tiểu học tại 6 xã Bình Sơn, Nam Thượng, Sơn Thuỷ, Sào Báy, Thượng Bì và Vĩnh Tiến tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 9,6% trong đó tỷ lệ nhiễm giun tóc cao nhất (8,1%), rất ít học sinh nhiễm giun móc/mỏ (0,6%) và giun đũa (0,6%); Đa số học sinh nhiễm một loại giun (93,5%), chỉ có 6,5% học sinh còn lại nhiễm từ hai loại trở lên; Tính trung bình trên 1 gram phân có 3.680 trứng giun đũa (888-7200 trứng/gram), 156 trứng giun móc/mỏ (48-336 trứng/gram) và 258,5 trứng giun tóc (24-2280 trứng/gram); 100% các trường hợp nhiễm giun móc/mỏ với cường độ nhẹ. 97,4% nhiễm giun tóc với cường độ nhẹ và 2,6% nhiễm với cường độ trung bình. Tỷ lệ tương ứng với giun đũa là 66,7%. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy chính quyền và y tế địa phương, trường tiểu học cần triển khai đồng bộ các giải pháp can thiệp bao gồm hoạt động tẩy giun, cải thiện vệ sinh môi trường và giáo dục vệ sinh, bao gồm (1) Duy trì hoạt động tẩy giun hàng loạt cho nhóm học sinh tại các trường tiểu học như hiện nay; (2) Truyền thông, tư vấn cho người dân trong cộng đồng cũng như nhóm học sinh tiểu học về sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; thực hiện hành vi vệ sinh cá  nhân như rửa tay bằng xà phòng, không để móng tay bẩn, đi chân đất, ăn rau sống, uống nước lã.
Từ khóa: giun đường ruột, học sinh tiểu học

1. Đặt vấn đề
Nhiễm giun đường ruột, đặc biệt là các loại giun đũa, tóc, móc/mỏ còn khá phổ biến ở khắp thế giới và được xem như vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, đặc biệt ở các nước nghèo, đang phát triển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [3], [8]. Trẻ em ở lứa tuổi trước tuổi đi học và trong độ tuổi đi học tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội thấp là nhóm dễ bị nhiễm giun nhất [8], [9]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng trước khi thực hiện bất kỳ chương trình can thiệp phòng chống giun sán nào, mức độ nhiễm (tỷ lệ và cường độ) cần phải được xác định để thông báo cho người quản lý chương trình nhằm đề xuất các chiến lược can thiệp tốt nhất [8], [0]. WHO cũng tuyên bố rằng, đối với bất kỳ cuộc điều tra cơ bản hoặc chẩn đoán cộng đồng, lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là từ 8-10 tuổi có thể đại diện cho cộng đồng, cũng như trong việc theo dõi định kỳ và đánh giá các chiến lược can thiệp vì tầm quan trọng của vấn đề dịch tễ học ở nhóm tuổi này đối việc nhiễm giun truyền qua đất [0]. Theo WHO, tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm học sinh gián tiếp phản ánh tình trạng nhiễm giun trong cộng đồng.
Huyện Kim Bôi là một huyện có dân tộc chính là người Mường (chiếm đa số trong tỉnh Hòa Bình). Do điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn nên vấn đề vệ sinh môi trường cũng như các hành vi vệ sinh cá nhân còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, tập quán sử dụng phân người chưa ủ đúng cách để bón ruộng vẫn tồn tại ở nhiều xã, do vậy tình trạng ô nhiễm môi trường do phân người đang diễn ra là một trong những điều kiện để phát triển trứng giun. Bên cạnh đó, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về tình trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học trên địa bàn huyện. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình năm 2015” với mục tiêu: Mô tả thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học tại 6 xã huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình năm 2015.

 

THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở HỌC TIỂU HỌC, HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HOÀ BÌNH NĂM 2015

May 20, 2022 by admin Leave a Comment

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Recent Posts

  • TÌNH TRẠNG NHA CHU VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ 5, 12 TUỔI DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015
  • KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
  • BIẾN CHỨNG MỞ MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG ND: YAG LASER DỰ PHÒNG GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT
  • TỈ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI Ở NGƯỜI ĂN CHAY TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
  • MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ VÚ Ở NAM GIỚI
  • VỊ TRÍ XƯƠNG MÓNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI XƯƠNG LÂN CẬN TRÊN PHIM CEPHALOMETRICS CỦA NGƯỜI KHỚP CẮN VÀ XƯƠNG LOẠI I
  • NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM WFNS TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT CỤC KHÔNG THUẬN LỢI Ở BỆNH NHÂN CHẢY MÁU DƯỚI NHỆN DO VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO
  • GIAI ĐOẠN HAM MUỐN CỦA CHU TRÌNH ĐÁP ỨNG TÌNH DỤC Ở NGƯỜI BỆNH HƯNG CẢM

Recent Comments

  • thủy on Sổ Tay Lâm Sàng Thần Kinh PDF
  • admin on Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu và tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối/
  • Nam on Câu hỏi trắc nghiệm y học (8)
  • Nguyễn thị Ngọc đoan on Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu và tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối/

Footer

Danh sách liên kết

Vinhomes Elites trung tâm môi giới bất động sản hàng đầu Việt Nam - Vinhomes the empire - Bảng giá liền kề Vinhomes The Empire - Biệt thự đảo Vinhomes The Empire - Biệt thự song lập Vinhomes The Empire - Biệt thự Vinhomes The Empire - Shophouse vinhomes the empire hưng yên
  • Home
  • Nghiên cứu chuyên sâu
  • Nghiên cứu cấp cơ sở
  • Bệnh lý
  • thông tin thuốc
  • Phác Đồ
  • Xét nghiệm