Thực trạng thừa cân béo phì của học sinh Trường Tiểu học Hồng Thái, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng

Thực trạng thừa cân béo phì của học sinh Trường Tiểu học Hồng Thái, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng

Thực trạng thừa cân béo phì của học sinh Trường Tiểu học Hồng Thái, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng
Cáp Minh Đức1, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thắm
1 s:45:”Trường Đại học Y Dược Hải Phòng”;
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 424 học sinh Trường Tiểu học Hồng Thái, An Dương, Hải Phòng, từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 5 năm 2021 nhằm xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh. Học sinh được cân, đo chiều cao bằng phương pháp nhân trắc học. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh là 24,52%, thừa cân là 15,09%, béo phì là 9,43%; tỷ lệ học sinh nam, nữ thừa cân, béo phì lần lượt là 33,49% và 15,81%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của nhóm 9 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 32,05%; tiếp đến là nhóm 8 tuổi 27,27%; nhóm 6 tuổi 25,97%; nhóm 10 tuổi 21,92% và thấp nhất là nhóm học sinh 7 tuổi 15,12%. Cần có các biện pháp can thiệp sớm nhằm giảm tỷ lệ thừa cân béo phì ở đối tượng này.

Thừa  cân  béo  phì  ở  trẻ  em  là  một  trong những thách thức sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21. Đây là vấn đề toàn cầu  và  đang  ảnh  hưởng  đến  nhiều  quốc  gia trên thế giới.1Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2020, tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba kể từ năm 1975. Năm 2016, hơn 1,9 tỷ người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân, hơn 650 triệu người béo phì, hơn 340 triệu trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 – 19 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì. Năm 2019, 38 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì.2 Một nghiên cứu tại Việt Nam năm 2018 về tỷ lệ hiện mắc thừa cân béo phì ở học sinh trong độ tuổi đi học trên toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam lần lượt là 17,4% và 8,6%. Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em trai cao hơn đáng kể so với trẻ em gái ở các độ tuổi.3 Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2019 – 2020, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ từ 5 – 19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.4Béo phì có thể ảnh hưởng xấu đến hầu hết mọi hệ cơ quan và thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn chuyển hóa, và các biến chứng tâm lý xã hội… Đây cũng là yếu tố góp phần tăng chi phí cho chăm sóc sức khỏe.5Học sinh Tiểu học là giai đoạn quan trọng, trẻ tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự  phát  triển  toàn  diện  về  thể  chất  và  tinh thần.  Do  đó,  việc  dự  phòng  thừa  cân  béo phì cho đối tượng này là rất cần thiết và có ý nghĩa với tương lai của trẻ sau này.

https://thuvieny.com/thuc-trang-thua-can-beo-phi-cua-hoc-sinh-truong-tieu-hoc-hong-thai-huyen-an-duong/

Leave a Comment