Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 Trường Đại học Y Hà Nội

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 Trường Đại học Y Hà Nội

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 Trường Đại học Y Hà Nội
Hoàng Thị Linh Ngọc1, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Lê Thị Hương
1 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu trên 374 sinh viên Y1 trường Đại học Y Hà Nội năm 2020 mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên. Trong 374 trường hợp nghiên cứu, nam : 31,5%, nữ: 68,5%. Nhóm tuổi 18 chiếm 97,3% và nhóm trên 18 tuổi chiếm 2,7%. Tình trạng dinh dưỡng đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index- BMI). Mô hình hồi quy logistic sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố. Kết quả cho thấy 6,7 % sinh viên thừa cân-béo phì: 16,1% ở nam; 2,3% ở nữ. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 31,0% :19,5% ở nam và 36,3% ở nữ, chủ yếu là thiếu năng lượng trường diễn độ 1 (68,9%). Nghiên cứu cho thấy yếu tố giới, hoạt động thể lực và yếu tố tự đánh giá tình trạng dinh dưỡng bản thân của sinh viên và tình trạng dinh dưỡng liên quan đến nhau. Cần có biện pháp can thiệp nhằm dự phòng xu hướng thừa cân-béo phì, cải thiện tình trạng thiếu năng lượng trường diễn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển  kinh  tế  xã  hội  của  đất  nước,  tình  trạng dinh dưỡng (TTDD) của người dân được cải thiện đáng kể.1 Tuy vậy vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ trẻ em bị suy dinh dưỡng và người trưởng thành bị thiếu năng lượng trường diễn (Chronic Energy Deficiency- CED), bên cạnh đó là một tỉ lệ đáng kể thừa cân béo phì.2Sinh viên các trường đại học, cao đẳng cần được quan tâm vì đây chính là lực lượng trí óc tương lai, hơn nữa đây là lứa tuổi đầu tiên của thời kì trưởng thành sau thời kì trẻ em và thanh thiếu  niên.  Cơ  thể  ngừng  lớn  về  kích  thước nhưng quá trình thay đổi và tái tạo tế bào vẫn tiếp diễn, vì vậy chế độ ăn và dinh dưỡng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe.3Trên thế giới và ở Việt Nam nhiều tác giả đã nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của đối tượng này.Nurul và Ruzita Ahmad (2010) đánh giá  tình  trạng  dinh  dưỡng  của  624  sinh  viên có độ tuổi từ 18 – 26 kết quả chỉ ra rằng: tỷ lệ CED là 27%, thừa cân-béo phì là 12%.4 Với đối tượng là sinh viên Y, Hoàng Thu Soan và cộng sự (2007) nghiên cứu một số đặc điểm về hình thái thể lực và dinh dưỡng của 630 sinh viên trường Đại học Y khoa Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ CED là 16.0%.5Để có những tài liệu làm cơ sở khoa học cho việc tư vấn dinh dưỡng trên đối tượng sinh viên Y, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của sinh viên Y1 trường Đại học Y Hà Nội năm 2020

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 Trường Đại học Y Hà Nội

Leave a Comment