Thực trạng thực hiện Văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2017

Thực trạng thực hiện Văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2017

Luận văn Thực trạng thực hiện Văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2017.Nguyên tắc hàng đầu của thực hành y khoa là “Điều đầu tiên không gây tổn hại cho người bệnh – First Do No Harm to patient”. Văn hóa an toàn người bệnh là phương thức mà sự an toàn của người bệnh được tư duy, cấu trúc và thực hiện tại một Bệnh viện. Xây dựng văn hoá an toàn người bệnh là hoạt động quan trọng sẽ làm thay đổi theo chiều hướng tích cực những suy nghĩ, thái độ và hành vi của nhân viên bệnh viện liên quan đến an toàn người bệnh. Hàng năm có khoảng 44.000 đến 98.000 trường hợp tử vong tại bệnh viện mà nguyên nhân là do các sai sót y khoa. Số người chết do sự cố y khoa còn lớn hơn hẳn số tử vong do tai nạn giao thông ( > 43.000) Bệnh AIDS ( > 16.000) và bệnh Ung thư vú ( > 42.000)[36], [22], [4]

Thống kê tại nhiều nước trên thế giới cho thấy một tỷ lệ không nhỏ (có nơi đến 16%) người đến khám chữa bệnh tại bệnh viện từng trải qua ít nhất một lần các sự cố liên quan An toàn người bệnh (ATNB), trong đó có hơn 50% các sự cố là có thể ngăn ngừa được [18]. Đối với các nước đang phát triển nguy cơ này thậm chí còn cao hơn [35].
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hàng năm có khoảng 230 triệu ca phẫu thuật, và tử vong trực tiếp liên quan tới phẫu thuật từ 0,4-0,8%; biến chứng phẫu thuật từ 3-16 % ngoài ra nhưng tổn thất đằng sau hay hậu quả của những sự cố y khoa không mong muốn thì có thể vô cùng nặng nề, tốn kém và kéo dài thời gian nằm viện [19]. 
Văn hóa an toàn được định nghĩa là “Thái độ, niềm tin, và giá trị được thừa nhận làm cơ sở để mọi người nhận thức và hành động vì sự an toàn theo tổ chức của họ”. Tổ chức nào có văn hóa an toàn thì ở đó giá trị công việc được xây dựng trên sự tin tưởng, mọi người nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa an toàn và độ tin cậy tính hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa [4], [6].
Ở Việt Nam, bộ Y tế đã ban hành rất nhiều các văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng và quản lý ATNB. Định hướng ATNB từ góc nhìn hệ thống, từ quan điểm của người bệnh, của cán bộ Y tế thông qua việc cung cấp thông tin dịch tễ về sự cố y khoa, cách phân loại sự cố, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm ATNB trên cơ sở tổng hợp và nghiên cứu các khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới và các nước đi tiên phong trong lĩnh vực ATNB. 
Các bộ tiêu chuẩn đo lường chất lượng bệnh viện đã được xây dựng, gần đây nhất, bộ Y tế đã xây dựng “Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Bệnh viện” gồm 83 tiêu chí để áp dụng chung cho toàn hệ thống Y tế Việt Nam với mục tiêu cao cả là đảm bảo an toàn người bệnh trên cơ sở xây dựng văn hóa an toàn (VHAT).
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đi vào hoạt động từ 7/1/2012 với định hướng chất lượng đạt chuẩn JCI- bộ tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng y tế và an toàn cho người bệnh. Năm 2015, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City đã trở thành bệnh viện đa khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ JCI- chứng chỉ uy tín hàng đầu thế giới về đánh giá chất lượng bệnh viện. Trong đó vấn đề về VHAT trong quá trình báo cáo phân tích và xử lý sự cố là 1 trong những tiêu chí bắt buộc phải đạt được và tại lần đầu tiên thẩm định, thì Vinmec Times City đã thành công. Bên cạnh đó, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City lại chuẩn bị cho đợt thẩm định lần 2 đánh giá tiêu chuẩn bệnh viện, vì vậy để có được bức trang tổng thể về VHAT, các yếu tố tác động ảnh hưởng, sự quản trị đường lối, và nhận thức hành vi của các cá nhân trong tổ chức là cấp thiết và mang lại lợi ích. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng thực hiện Văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2017
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.    Mô tả thực trạng thực hiện văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2017.
2.    Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2017.

MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu    4
1.1.1.    Văn hóa an toàn    4
1.1.2.    An toàn người bệnh    5
1.1.3.    Sự cố y khoa    5
1.2.    Phân loại sự cố y khoa    6
1.3.    Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại các bệnh viện    10
1.3.1. Thực trạng VHATNB tại các bệnh viện trên thế giới    10
1.3.2. Thực trạng VHAT tại các bệnh viện ở Việt Nam     12
1.4.    Các  yếu tố liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh    15
1.5.    Giới thiệu địa bàn nghiên cứu    17
1.6.    Khung lý thuyết    21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    23
2.2.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    23
2.3.    Thiết kế nghiên cứu    24
2.4.    Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    24
2.5.    Phương pháp thu thập số liệu    24
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu    24
2.5.2. Kỹ thuật thu thập thông tin    26
2.6.    Chỉ số nghiên cứu    26
2.7.    Phương pháp phân tích số liệu    30
2.7.1. Xử lý khi thu thập số liệu    30
2.7.2. Phân tích số liệu    30
2.8.    Đạo đức nghiên cứu    31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    32
3.2. Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh    34
3.2. Một số yếu tố liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec.    57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    68
4.1.    Thực trạng Văn hóa an toàn người bệnh của NVYT tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hà Nội năm 2017    68
4.1.1.    Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu    68
4.1.2.    Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện    69
4.2.    Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2017    75
KẾT LUẬN    79
KHUYẾN NGHỊ    80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khoa/phòng    32
Bảng 3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    33
Bảng 3. 3. Đánh giá thang đo    35
Bảng 3. 4. Điểm trung bình trung của tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/ lỗi    41
Bảng 3.5. Điểm trung bình của nhóm quan điểm và hành động về ATNB của người quản lý    43
Bảng 3.6. Điểm trung bình về nhóm làm việc theo ê kíp trong Khoa/ Phòng    45
Bảng 3.7. Điểm trung bình của nhóm trao đổi cởi mở    47
Bảng 3.8. Điểm trung bình của nhóm phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi    48
Bảng 3.9. Điểm trung bình của nhóm không trừng phạt khi có sai sót/lỗi    50
Bảng 3.10. Điểm trung bình của nhóm hỗ trợ về quản lý cho ATNB    51
Bảng 3.11. Điểm trung bình của nhóm làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng    52
Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ phần trăm trả lời tích cực theo khoa    56
Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và nghề nghiệp với văn hóa an toàn về làm việc theo ê kíp trong khoa/phòng (phân tích đơn biến)    57
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và nghề nghiệp với văn hóa an toàn về quan điểm và hành động về ATNB của người quả lý (phân tích đơn biến)    59
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và nghề nghiệp với văn hóa an toàn về hỗ trợ về quản lý cho ATNB (phân tích đơn biến)    60
Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và nghề nghiệp với văn hóa an toàn về phản hồi và trao đổi về sai sót (phân tích đơn biến)    61
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và nghề nghiệp với văn hóa an toàn về trao đổi cởi mở (phân tích đơn biến)    62
Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và nghề nghiệp với văn hóa an toàn về ghi nhận sự cố (phân tích đơn biến)    63
Bảng 3. 19. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và nghề nghiệp với văn hóa an toàn về làm việc theo ê kíp giữa các khoa/phòng (phân tích đơn biến)    64
Bảng 3. 20. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và nghề nghiệp với văn hóa an toàn về không trừng phạt khi có sai sót (phân tích đơn biến)    65
Bảng 3.21. Phân tích hồi quy Logistic đa biến giữa các yếu tố thông tin chung của nhân viên y tế và Văn hóa an toàn người bệnh    66

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3. 2. Tỷ lệ quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh*    40
Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ phần trăm của yếu tố tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/ lỗi    42
Biểu đồ 3. 4. Tỷ lệ phần trăm của tần suất sự cố/sai sót/ lỗi được báo cáo    43
Biểu đồ 3. 5. Tỷ lệ phần trăm của nhóm quan điểm và hành động về ATNB của người quản lý    45
Biểu đồ 3. 6. Tỷ lệ phần trăm về nhóm tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống*    45
Biểu đồ 3. 7. Tỷ lệ phần trăm của nhóm làm việc theo ê kíp trong Khoa/ Phòng    46
Biểu đồ 3. 8. Tỷ lệ phần trăm của nhóm trao đổi cởi mở    48
Biểu đồ 3. 9. Tỷ lệ phần trăm của phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi    49
Biểu đồ 3. 10. Tỷ lệ phần trăm của nhóm không trừng phạt khi có sai sót/lỗi    50
Biểu đồ 3. 11. Tỷ lệ phần trăm về nhân sự* (Mang tính chất tham khảo)    51
Biểu đồ 3. 12. Tỷ lệ phần trăm về Hỗ trợ về quản lý cho ATNB    52
Biểu đồ 3. 13. Tỷ lệ phần trăm về Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng    53
Biểu đồ 3. 14. Tỷ lệ phần trăm về nhóm bàn giao và chuyển tiếp*    54
Biểu đồ 3. 15. Phân bố tỷ lệ phần trăm trả lời tích cực theo các yếu tố    55

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment