THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ, ĐÚNG LỊCH CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI PHƯỜNG TÂN LỢI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, NĂM 2019

THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ, ĐÚNG LỊCH CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI PHƯỜNG TÂN LỢI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, NĂM 2019

THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ, ĐÚNG LỊCH CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI PHƯỜNG TÂN LỢI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, NĂM 2019
Học viên : Hồ Thị Ly Lan
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Văn Trọng
Một trong những lý do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm quay trở lại gần đây ở các tỉnh Tây Nguyên như: Sởi, Bạch hầu, Ho gà…là do các ca bệnh chưa được tiêm chủng phòng bệnh hoặc được tiêm nhưng không đúng lịch. Vì vậy chúng tôi thực hiện một nghiên cứu để xác định 2 mục tiêu chính: 1. Mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch ở trẻ dưới 1 tuổi tại phường Tân Lợi thành phố Buôn Ma Thuột năm 2019; 
Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch ở trẻ dưới 1 tuổi tại phường Tân Lợi thành phố Buôn Ma Thuột, năm 2019. Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2019 đến 11/2020 với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và mô tả hồi cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, được tiến hành trên 380 bà mẹ trực tiếp chăm sóc trẻ từ 12-23 tháng tuổi.
Kết quả cho thấy thực trạng tiêm chủng đầy đủ đạt 95%, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch chỉ đạt 43,1%, cao nhất là vắc xin phòng bệnh lao 96,3%; thấp nhất là vắc xin 5 trong 1 cho trẻ vào lúc 4 tháng tuổi 43,1%.
 Nghiên cứu tìm ra mối liên quan ý nghĩa thống kê với (p<0,05) giữa tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch ở nhóm bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên và là dân tộc Kinh. Nghiên cứu cũng cho thấy các bà mẹ làm các ngành nghề như: cán bộ công chức- viên chức, buôn bán… thì con của họ có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cao gấp 1,5 lần so với bà mẹ làm nghề nông, chưa tìm ra mối liên quan ở các yếu tố như độ tuổi, số con hay kiến thức của bà mẹ. Các yếu tố dịch vụ y tế và yếu tố gia đình đều ảnh hưởng đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch tuy nhiên mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê(p>0,05).
Số liệu phân tích định tính cho thấy có 2 yếu tố: thứ nhất là cần sự quan tâm, phối hợp của các ban ngành địa phương để huy động toàn bộ cộng đồng tham gia chương trình tiêm chủng và yếu tố thứ 2 là ảnh hưởng của truyền thông về các trường hợp tai biến nặng xảy ra sau tiêm chủng. Nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị: duy trì và tăng cường công tác truyền thông, tư vấn các lợi ích tiêm chủng mang lại; tập huấn, đào tạo, củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng tư vấn và giải quyết các tình huống liên quan đến tiêm chủng đồng thời thông tin đầy đủ và kịp thời tới cộng đồng khi xảy ra các phản ứng có thể có sau tiêm chủng

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment