THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2020

THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2020

THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2020
 Học viên: Phạm Thị Lệ Hà
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Thị Tú Quyên
Thừa cân, béo phì (TC-BP) là yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính không lây đe dọa sức khỏe và tuổi thọ của con người. Đặc biệt là lứa tuổi 6-11 tuổi, thừa cân, béo phì trong giai đoạn này không những gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ của trẻ về sau mà còn gây ra hệ quả tâm lý cho trẻ. Nếu không có sự quan tâm đúng mức, kịp thời về tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhất là trẻ bị TC-BP sẽ dẫn tới những hậu quả không tốt cho trẻ khi trưởng thành. Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh học ở một số trường tiểu học tỉnh Đắk Lắk năm 2020; (2)
Mô tả một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học tỉnh Đắk Lắk năm 2020.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5/2020 – 6/2020, sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích bệnh chứng. Số liệu được thu thập qua điều tra cắt ngang 1029 học sinh và phỏng vấn 240 phụ huynh học sinh của 8 trường tiểu học thuộc tỉnh Đắk Lắk. Quản lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18, sử dụng tỉ số chênh để tìm mối liên quan với mức ý nghĩa p<0,05.
Kết quả có 342 học sinh tiểu học bị TC-BP chiếm tỷ lệ 33,2%. Tỷ lệ TC-BP: ở học sinh nam (38,9%) cao hơn học sinh nữ (27,6%); học sinh là dân tộc kinh (36,8%) cao hơn dân tộc thiểu số (17,7%), ở thành thị (46,6%) cao hơn nông thôn (23,6%).
Một số yếu tố có xu hướng làm tăng tỷ lệ TC-BP của học sinh tiểu học như: Học sinh ăn tối sau 20 giờ; Có tính háu ăn; Thích thức uống ngọt/thức ăn nhanh; Chơi điện tử hoặc xem tivi, ipad, smartphone > 1 giờ/ngày; Gia đình có cha/mẹ bị TC-BP; Cha/mẹ thiếu kiến thức phòng/chống TC-BP.
Đây là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm. Gia đình cần xây dựng các bữa ăn gia đình cân bằng chế độ dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh, ăn nhà hàng/quán. Đồng thời  tăng cường vận động, hạn chế thời gian xem tivi, chơi game của trẻ trong ngày qua đó giúp phòng tránh TC-BP cho trẻ. Đối với nhà trường định kỳ đánh giá tình trạng dinh dưỡng học sinh. Bổ sung các môn học thể chất vào giáo trình, ngoại khóa như cầu lông, điền kinh, bơi lôi, bóng đá, erobic…cho trẻ để giúp trẻ cân bằng năng lượng, hạn chế tích lũy mỡ thừa qua đó hạn chế TC-BP cho trẻ. Đối với ngành Y tế cần có các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng, ăn uống hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh. Xây dựng các phác đồ can thiệp đối với các trẻ bị TC-BP để giúp nhà trường và gia đình có cái nhìn tổng thể và thống nhất trong việc giáo dục, chăm sóc trẻ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment