THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VE PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG

THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VE PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG

THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VE PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG TẠI THỊ TRẤN QUY ĐẠT – HUYỆN MINH HÓA – QUẢNG BÌNH.Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 134 trẻ dưới 1 tuổi và bà mẹ của các trẻ đó tại thị trấn Quy Đạt – huyện miền núi Minh Hóa, tinh Quảng Bình năm 2015 nhằm mô tả thực trạng tiêm chùng ở trẻ dưới 1 tuổi và tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành cùa bà mẹ về phản ứng sau tiêm chùng.


Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lộ tiêm chùng đầy đù tất cà các loại vắc xin trong chương trình tiêm chùng mờ rộng là 97,76%. Tỷ lệ tiêm chùng đầy đủ với văc xin phòng viêm gan B mũi 0 chiếm 84,82%; phòng lao đíỊt 87,31%; tiêm đù 3 mũi DPT-VGB-Hib phòng 5 bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mù do H.influenza) đạt 78,57%; uống đù 3 lần văc xin OPV phòng bại liệt đạt 78,57%; sởi mũi 1 đạt 76,92%. Số bà mẹ biết về các phản ứng sau tiêm chủng chiếm 98, 51% nhưng số biết đầy đủ về các phàn úng sau tiêm chùng chỉ chiếm 6,5%. Phần lớn các bà mẹ lo sợ về phản ứng sau tiêm chủng nhưng vẫn cho con đi tiêm chùng (66,42%), số bà mẹ không đưa trẻ đi tiêm là 17,16%, không biết cần cho trẻ đi tiêm chùng là 16,42%. Sổ các bà mẹ cho trẻ ở lại theo dõi sau tiêm chùng 30 phút chiếm 63,40%, thực hiện các điều nhân viên y tế tư vấn về chăm sóc trẻ sau tiêm chùng là 99,05% và không thực hiện chiếm 0,95%.
Sự phát triển nhanh của khoa học y học cùng với nền y tế tiến bộ mạnh mẽ mang tính toàn diện và tính nhân văn sâu sắc đã thay đổi bộ mặt sức khỏe con người, trong đó có sức khỏe của trẻ em. Trong vòng năm thập kỷ gần đây, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em đã giảm đi hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ sức khỏe của trẻ em chính là tiêm chủng dự phòng, trong đó cốt lõi là Chương trình tiêm chủng mờ rộng (TCMR) với đối tượng chính là trẻ em dưới năm tuổi. Tiêm chủng vaccine trở thành một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong bảo vệ sức khỏe, dự phòng bệnh tật cho con người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động một chương trình rộng lớn có tính toàn cầu là TCMR với mục đích chính là dự phòng chủ động các bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm trước hết cho trẻ em dưới năm tuổi bằng vaccine. WHO ước tính rằng nếu tất cả các vaccine sẵn có hiện nay đều được sừ dụng rộng rãi trên thế giới với tỷ lệ bao phủ đạt hơn 90%, hằng năm có thể dự phòng cho thêm ba triệu trẻ em không bị chết vì các bệnh truyền nhiễm, góp phần đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ làm giảm hai phần ba sổ trẻ em dưới năm tuổi chết vào năm 2015 so với năm 1990.
Tiêm chủng dự phòng là một biện pháp bảo vệ sức khỏe thông qua việc đưa các kháng nguyên lạ (vaccine) vào cơ thể, vi thế không tránh khỏi những phản ứng do thuốc. Vaccine đã được chứng minh là một trong những dược phẩm an toàn nhát mà con người có thể chế tạo, điều đó được chứng minh thực tế khi tiêm chủng cho hàng trăm triệu người khỏe mạnh mỗi năm. Tuy nhiên, vaccine vẫn có thể gây ra một số tác dụng bất lợi, không mong muốn được gọi là phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC).
Minh Hoá là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quàng Bình. Phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào với 89 km đường biên giới, phía Bắc giáp huyện Tuyên Hoá, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Bổ Trạch. Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 1.410 km2. Dân sổ trên 49 nghìn người, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động trên 27 nghìn người. Minh Hoá có dân tộc Kinh chiếm đa số và các dân tộc ít người Bru – Vân Kiều, Chút với 6.500 người, tập trung ở các xã biên giới (Dân Hoá, Trọng Hoá, Thượng Hoá và Hoá Sơn). Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế – xã hội cũng như đời sống của nhân dân còn rất nhiều thiếu thốn khó khăn. Chính vì vậy công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân đặc biệt là công tác TCMR vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đánh giá tỉ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ và kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ là một việc quan trọng giúp nâng cao hiệu quà công tác tiêm chủng và phòng bệnh. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đảnh giá thực trạng tiêm chủng ở trẻ dưới 1 tuổi và kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ về các phản ứng sau tiêm chủng tại thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, Quảng Bình.

THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VE PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG

Leave a Comment