THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2019

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2019

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2019.Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độtrầm cảm của bệnh nhân ung thư tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 151 người bệnh từ 18 tuổi trở lên điều trị nội trú tại khoa Ung bướu bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn từ tháng 04/2019 đến hết tháng 07/2019.
Kết quả: 74,8% bệnh nhân ung thư cóbiểu hiện mắc bệnh trầm cảm, bao gồm 16,8% trầm cảm nhẹ, 49% trầm cảm vừavà trầm cảm nặng 9%. Trầm cảm cao nhấttrong số những bệnh nhân bị ung thư dạ dày. Kết luận: Kết quả nghiên cứu tìm ra tỷ lệ trầm cảm trên người bệnh ung thư là rất cao. Do vậy, thực hành điều dưỡng cần chútrọng vào các lĩnh vực hỗ trợ tâm lý, quan tâm và có can thiệp kịp thời để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Trầm cảm có thể xảy ra ở bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ quốc gia hay dân tộc nào. Khi thời gian mắc bệnh kéo dài với mức độ vừa hoặc nặng, trầm cảm gây ra tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhất là trên người bệnh ung thư. Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế trong năm 2018, toàn thế giới đã có 18,1 triệu trường hợp mắc mới, 9,6 triệu ca tử vong [9]. Trên thế giới tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh ung thư là trên 70%, tại viện quân Y 103 là 57,7% với các biểu hiện và mức độ khác nhau. Các triệu chứng thường gặp: khí sắc giảm, nét mặt rất đơn điệu, BN mất hết hứng thú và sở thích vốn có của mình, mệt mỏi hay mất năng lượng, chán ăn, khó ngủ, ngủ không sâu hoặc không có khả năng ngủ, khó tập trung, khó ghi nhớ, hoặc đưa ra quyết định, thậm chí có người bệnh muốn nhanh chóng kết thúc cuộc đời của họ. Chẩn đoán ung thư gây ra sự tuyệt vọng và buồn chán cho người bệnh, nếu không được chăm sóc tâm lý hoặc can thiệp kịp thời có thể dẫn tới trầm cảm. Các bác sỹ và điều dưỡng đều nhận thấy tình trạng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư khiến bệnh cảnh lâm sàng phức tạp hơn, khó điều trị và chăm sóc hơn, nguy cơ tử vong cao hơn. Chính vì vậy, phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc hội chứng trầm cảm cho người bệnh là điều cần phải quan tâm. Cho nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Tìm hiểu thực trạng trầm cảm của người bệnh ung thư tại Lạng Sơn năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến mức độ biểu hiện trầm cảm của người bệnh ung thư

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2019

Leave a Comment