Thực trạng tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2021 và một số yếu tố liên quan

Thực trạng tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2021 và một số yếu tố liên quan

Thực trạng tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2021 và một số yếu tố liên quan
Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Thảo Ly, Nguyễn Trọng Hưng1
1 Viện Dinh dưỡng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm mang tính chất toàn cầu và có tốc độ gia tăng nhanh trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Sự tuân thủ điều trị đặc biệt là tuân thủ chế độ dinh dưỡng là cốt lõi cho sự thành công trong điều trị đái tháo đường. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 220 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cơ sở Ngọc Hồi từ tháng 1 năm 2021 đến hết tháng 3 năm 2021 nhằm mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và một số yếu tố liên quan. Kết quả: người bệnh tuân thủ dinh dưỡng đạt 98,4%, yếu tố liên quan đến tuân thủ dinh dưỡng là sự hài lòng của người bệnh với thái độ của cán bộ y tế và chi phí cho một lần khám. Từ kết quả, chúng tôi khuyến nghị cần có sự theo dõi và tư vấn dinh dưỡng kĩ hơn ở những đối tượng có thu nhập thấp.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh không lây nhiễm có tốc độ gia tăng nhanh và trở thành một vấn đề sức khỏe khẩn cấp trên phạm vi toàn  cầu.  Theo  thống  kê  từ  Liên  đoàn  Đái tháo  đường  Quốc  tế  (IDF)  năm  2019,  Việt Nam có khoảng 3,7 triệu người mắc đái tháo đường (chiếm khoảng 6% dân số) và khoảng 1,9 triệu người mắc đái tháo đường không được chẩn đoán; trong đó, trên 90% là đái tháo đường type 2. đái tháo đường là nguyên nhân của 36.096 ca tử vong và tạo gánh nặng kinh tế không hề nhỏ với chi phí điều trị 322.8 USD/người.1Hiện  nay,  bên  cạnh  các  phác  đồ  điều  trị bằng thuốc đặc hiệu, chế độ dinh dưỡng hợp lý ở người bệnh là yếu tố đặc biệt được khuyến khích trong công tác điều trị và dự phòng các biến chứng (mắt, thận, thần kinh và tim mạch) do đái tháo đường.2 Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh đái tháo đường nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số carbohydrate thấp, các loại rau trừ bí đỏ, các loại đậu (đậu phụ, đậu xanh…), các loại trái  cây  (cam,  quýt,  bưởi,  mận…),  các  thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa bão hòa có lợi cho sức khỏe như thịt nạc.3 Nghiên cứu của Feinman R.D và cộng sự cho rằng chế độ ăn hạn  chế  carbohydrate  được  xem  như  bước đầu trong việc quản lý bệnh đái tháo đường với  rất  nhiều  ưu  điểm  như  ổn  định  đường huyết  hiệu  quả.

https://thuvieny.com/thuc-trang-tuan-thu-dinh-duong-cua-nguoi-benh-dai-thao-duong-type-2-dieu-tri-ngoai-tru-tai-benh-vien-noi-tiet/

Leave a Comment