Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020
Trịnh Thị Ngọc Huyền1, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Huy Bình, Phan Bích Hạnh, Nguyễn Thị Hương Lan
1 Benhvien199
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang trên 255 người bệnh đái tháo đường type 2 từ 20 – 70 tuổi điều trị tại Khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng bình thường theo BMI là 62,0%; thừa cân, béo phì (TC, BP) là 33,3%; thiếu năng lượng trường diễn là 4,7%. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân, béo phì có ý nghĩa thống kê (p < 0,05): nhóm tập thể dục không đạt so với khuyến nghị có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2,46 (95%CI: 1,4 – 4,2) lần so với nhóm tập thể dục đạt; nhóm có tốc độ ăn chậm có nguy cơ bị thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,12 (95%CI: 0,2 – 0,9) lần so với nhóm ăn nhanh; nhóm có mức độ ăn hơi đói có nguy cơ thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,32 (95%CI: 0,1 – 0,7) lần so với nhóm có mức độ ăn no; Khẩu phần dư thừa năng lượng; Tỷ lệ protein khẩu phần > 20%;  tỷ lệ lipid trong khẩu phần > 30% và lượng cholesterol khẩu phần ≥ 300 mg là yếu tố nguy cơ dẫn đến thừa cân, béo phì.

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) không còn là căn bệnh của “sự giàu có”, tỷ lệ bệnh đái tháo đường gia tăng ở khắp mọi nơi, rõ rệt nhất ở các nước thu nhập trung bình trên thế giới.1 Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2019 số  người  trưởng  thành  mắc  đái  tháo  đường trên toàn thế giới là 463 triệu người, dự đoán sẽ tăng lên 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045.2 Tại Việt Nam, năm 2017 có 3,53 triệu người (20 – 79 tuổi) mắc đái tháo đường,3 năm 2019 là 3,78 triệu người và ước tính đến năm 2045 sẽ tăng lên 6,3 triệu người.2 Tác động của đái tháo đường type 2 là làm gia tăng tỷ lệ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống, các biến chứng đái tháo đường gây tăng  gánh  nặng  kinh  tế  cho  bản  thân  người bệnh, cho gia đình và cho xã hội. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 gia tăng liên quan với tần suất thừa cân, béo phì (TC, BP) tăng trong cộng đồng.4Nghiên  cứu  năm  2016  tại  bệnh  viện  Đại học Y Hà Nội đã xác định được một số yếu tố liên quan dẫn đến thừa cân, béo phì ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 như không luyện tập thể dục, thể thao, khẩu phần ăn dư thừa năng  lượng,  khẩu  phần  ăn  không  cân  đối  3 chất  sinh  năng  lượng,  ăn  quá  nhiều  protein, lipid hoặc quá ít glucid.5 Đánh giá thực trạng và tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn… giúp nhân viên y tế có cái nhìn khái quát 

 

https://thuvieny.com/tinh-trang-dinh-duong-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-cua-nguoi-benh-dai-thao-duong-type-2-dieu-tri/

Leave a Comment