Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện quận Thủ Đức TP.HCM năm 2020
Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện quận Thủ Đức TP.HCM năm 2020.Trang thiết bị y tế là công cụ không thể thiếu trong quy trình khám chữa bệnh, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, là tài sản cố định được các bệnh viện đầu tư nhằm đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh được nâng lên, góp phần giảm quá tải bệnh viện (1).
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại, đa dạng về chủng loại, liên tục được cải tiến. Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố thúc đẩy cho sự tiến bộ vượt bậc của ngành y tế và góp phần cải thiện các dịch vụ y tế.
Đặc biệt, các trang thiết bị y tế sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh như máy X-quang, máy siêu âm, máy MRI, máy CT scanner, máy nội soi là các trang thiết bị y tế đầu tay của bác sỹ, có thể nối dài cánh tay của bác sỹ, hỗ trợ đắc lực trong việc khám và chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng, chính xác hơn.
Chính vì vậy, việc quản lý trang thiết bị y tế là một vấn đề vô cùng cần thiết. Công tác quản lý trang thiết bị y tế hiệu quả giúp kéo dài tuổi thọ của trang thiết bị y tế, tiết kiệm được các chi phí như chi phí đầu tư, chi phí sửa chữa và sử dụng tối ưu nguồn nhân lực. Quản lý trang thiết bị y tế góp phần quan trọng trong công tác quản lý bệnh viện hướng tới “sự hài lòng của người bệnh”, chất lượng dịch vụ y tế được nâng lên một bậc, đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như nhân viên y tế và nâng cao thương hiệu bệnh viện. Để quản lý trang thiết bị y tế hiệu quả cần đầu tư hợp lý, sử dụng trang thiết bị y tế đúng cách, bảo dưỡng sửa chữa đúng quy định và chú trọng đào tạo năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu thực hiện về quản lý trang thiết bị y tế và tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng. Các nghiên cứu thực hiện trên các nhóm trang thiết bị y tế khác nhau. Các nghiên cứu đa phần tìm hiểu về những nội dung: quản lý đầu tư, quản lý sử dụng, quản lý thực trạng, quản lý bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Năm 2018, Nguyễn Đức Hạnh thực hiện nghiên cứu trên 61 thiết bị chẩn đoán hình ảnh tại các khoa thuộc bệnh viện, với tỷ lệ TTBYT đang sử dụng là 86,8%, 100% TTBYT được bàn giao và tập huấn trước khi sử dụng. Tuy nhiên chỉ có 4,9% số thiết bị đạt yêu cầu về tất cả các tiêu chí lắp đặt. Nhân lực phòng Vật tư trang thiết bị y tế còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể, thiếu sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, thiếu nhân lực có trình độ cao về trang thiết bị y tế, thiếu kinh phí đào tạo nhân viên và thủ tục thanh toán còn phức tạp (2). Năm 2019, Phan Ngọc Lương thực hiện nghiên cứu trên những thiết bị có trị giá > 50 triệu cho thấy số TTBYT không sử dụng là 38,98%, 98,3% trang thiết bị y tế có lý lịch và quyết định phân công quản lý, 66,67% có hướng dẫn sử dụng, 13,89% có nhật ký sử dụng, 100% không có tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng. Có 47,46% trang thiết bị y tế sẵn sàng hoạt động, 100% trang thiết bị y tế được bảo dưỡng định kỳ, nghiên cứu cũng tìm thấy các yếu tố ảnh hưởng: chính sách, nhân lực, kinh phí, các yếu tố thuộc về thiết bị (thời gian sử dụng, khấu hao tài sản, cường độ hoạt động, cơ sở hạ tầng (3). Nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Thảo thực hiện trên 50 CBYT và 24 TTBYT tìm thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế là yếu tố tài chính, yếu tố chính sách, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin (4).
Khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện quận Thủ Đức – bệnh viện tuyến quận huyện hạng I với quy mô 800 giường – có các trang thiết bị y tế hiện đại và có giá trị lớn như máy CT scanner 128 lát cắt, máy CT scanner 256 lát cắt, máy MRI 3.0 tesla, máy siêu âm màu 4D, máy X-quang kỹ thuật số, máy nội soi dạ dày, đại tràng (5). Đây là những trang thiết bị y tế cao cấp, hiện đại, thuộc nhóm 2 loại D (nhóm có mức độ rủi ro cao liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế (6). Những trang thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh rất quan trọng và không thể thiếu trong công tác chẩn đoán chính xác, kịp thời tại bệnh viện quận Thủ Đức. Do vậy, trang thiết bị y tế phải được khai thác hiệu quả, an toàn và bền lâu. Vì thế, quản lý trang thiết bị y tế là thật sự cần thiết.
Từ năm 2017, bệnh viện quận Thủ Đức trở thành đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên, theo đó bệnh viện định hướng các khoa hoạt động theo cơ chế tự chủ. Khoa Chẩn đoán hình ảnh là một trong những khoa đầu tiên hoạt động theo cơ chế này và được trực tiếp quản lý trang thiết bị y tế của khoa. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện, bệnh viện chưa từng đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị y tế và tìm ra những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý này tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, để rút ra điểm tích cực và hạn chế trong công tác quản lý, từ đó phát huy những điểm mạnh và xây dựng các biện pháp khắc phục những thiếu sót. Vì vậy, tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện quận Thủ Đức TP.HCM năm 2020”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện quận Thủ Đức TP.HCM năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện quận Thủ Đức TP.HCM năm 2020
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………………………i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………….v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU …………………………………………………………………..vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………vii
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………4
1.1. Một số khái niệm ………………………………………………………………………….. 4
1.2. Phân loại trang thiết bị y tế…………………………………………………………… 4
1.3. Quản lý trang thiết bị y tế …………………………………………………………….. 5
Quản lý đầu tư TTBYT………………………………………………………………………..5
Quản lý thực trạng TTBYT…………………………………………………………………..6
Quản lý sử dụng TTBYT ……………………………………………………………………..6
Quản lý bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT……………………………………………………7
1.4. Các nghiên cứu về quản lý trang thiết bị y tế…………………………………. 7
Nghiên cứu quản lý trang thiết bị y tế ở các nước trên thế giới …………………7
Nghiên cứu quản lý trang thiết bị y tế tại Việt Nam…………………………………8
1.5. Giới thiệu về bệnh viện quận Thủ Đức và khoa Chẩn đoán hình ảnh17
Bệnh viện quận Thủ Đức ……………………………………………………………………17
Khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện quận Thủ Đức………………………..17
1.6. Khung lý thuyết………………………………………………………………………….. 18
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………20
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………….. 20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………… 21
2.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………….. 21
2.4. Cỡ mẫu ………………………………………………………………………………………. 21
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ………………………………………………………………………..21
HUPHiii
2.4.2. Nghiên cứu định tính …………………………………………………………………………..22
2.5. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………………. 22
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………… 23
2.6.1. Thu thập số liệu định lượng …………………………………………………………………23
2.6.2. Thu thập số liệu định tính ……………………………………………………………………24
2.7. Biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………… 26
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá……………………………………………………………………. 26
2.9. Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………….. 27
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………. 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………….29
3.1. Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế………………………………………….. 29
Quản lý đầu tư TTBYT………………………………………………………………………29
Quản lý thực trạng TTBYT…………………………………………………………………32
Quản lý sử dụng TTBYT ……………………………………………………………………39
Quản lý bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT………………………………………………….42
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý TTBYT ……………….. 43
Cơ sở hạ tầng ……………………………………………………………………………………43
Yếu tố tài chính…………………………………………………………………………………47
Yếu tố nhân lực…………………………………………………………………………………47
Yếu tố chính sách………………………………………………………………………………50
Các yếu tố ảnh hưởng tích cực và hạn chế ……………………………………………51
BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….53
4.1. Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế………………………………………….. 53
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý TTBYT ……………….. 59
Cơ sở hạ tầng ……………………………………………………………………………………59
Yếu tố tài chính…………………………………………………………………………………61
Yếu tố nhân lực…………………………………………………………………………………62
Yếu tố chính sách………………………………………………………………………………64
HUPHiv
4.3. Hạn chế đề tài …………………………………………………………………………….. 65
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………….67
1. Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế……………………………………………………..67
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý TTBYT …………………………..67
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………….69
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………….70
Phụ lục 1. Biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………….73
Phụ lục 2. Bảng hỏi nhân viên y tế trực tiếp sử dụng TTBYT ………………………..81
Phụ lục 3. Bảng kiểm tra trang thiết bị………………………………………………………….82
Phụ lục 4. Phỏng vấn sâu nhân viên lãnh đạo………………………………………………..85
Phụ lục 5. Phỏng vấn sâu nhân viên phòng Hành chính quản trị ……………………87
Phụ lục 6. Phỏng vấn sâu nhân viên Đơn vị ĐT-QLDA………………………………….88
Phụ lục 7. Phỏng vấn sâu nhân viên phòng VT-TTBYT…………………………………90
Phụ lục 8. Phỏng vấn sâu NVYT khoa CĐHA ……………………………………………….92
Phụ lục 9. Thảo luận nhóm …………………………………………………………………………..94
Phụ lục 10. Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu ……………………………………….9
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thực trạng đầu tư TTBYT………………………………………………………………..29
Bảng 3.2. Số TTBYT tại khoa CĐHA đến tháng 06/2020…………………………………..32
Bảng 3.3. Thực trạng TTBYT………………………………………………………………………….37
Bảng 3.4. Quản lý sử dụng TTBYT………………………………………………………………….39
Bảng 3.5. Nhân viên y tế sử dụng TTBYT ………………………………………………………..40
Bảng 3.6. Quản lý bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT ……………………………………………….4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com