Thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Luận văn Thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.Nguồn nhân lực (NNL), đặc biệt là NNL chất lượng cao được đánh giá là một trong các nguồn lực quan trọng bậc nhất cho sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Nguồn nhân lực luôn được coi là nhân tố quan trọng trong sự thành công hay thất bại của các tổ chức trong mọi lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng [3],[49].
Trong các hoạt động y tế, có thể nói nguồn nhân lực y tế là nguồn lực quan trọng nhất, là chủ thể của mọi hoạt động trong hệ thống y tế. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực y tế toàn cầu đang gặp những khó khăn, bất cập khi phải đối mặt với những ảnh hưởng phức tạp như vấn đề về dân số, gánh nặng bệnh tật, dịch bệnh, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng, vấn đề khoa học công nghệ, tài chính và toàn cầu hóa. Đồng thời, sự thiếu hụt, mất cân đối về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực y tế đang tồn tại và diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp, các nước đang phát triển [12],[70].


Ở nước ta, Đảng và nhà nước luôn xác định, chú trọng và quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực y tế, vì vậy trong những năm gần đây nguồn nhân lực y tế đã tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng [3],[21]. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội ngày càng tăng do dân số tăng nhanh, kinh tế xã hội phát triển. Một số nghiên cứu và báo cáo gần đây chỉ ra rằng NNL y tế toàn cầu và nước ta vẫn còn đang thiếu và tồn tại nhiều bất cập: thiếu nhân lực cả về số lượng và chất lượng; cơ cấu nhân lực đang mất cân đối theo ngành đào tạo và theo tuyến; công tác đào tạo và sử dụng cán bộ chưa hợp lý; chính sách chế độ đãi ngộ, thu hút với cán bộ y tế chưa thỏa đáng, đặc biệt là cán bộ y tế công tác ở vùng miền núi và nông thôn [12],[29]. 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang là bệnh viện đa khoa hạng I, với quy
mô 700 giường bệnh. Trải qua hơn 100 năm xây dựng và trưởng thành, bệnh viện không ngừng phát triển, đặc biệt trong những năm gần đây đã có bước tiến vượt bậc trong mọi mặt hoạt động, đã tiếp cận được một số kỹ thuật chuyên môn sâu vào thực hành điều trị, đáp ứng sự mong đợi của người bệnh. Năm 2015 UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2025 với quy mô 800 giường bệnh trong đó vấn đề tăng cường nguồn nhân lực được quan tâm hàng đầu [1]. Năm 2009, UBND tỉnh Bắc Giang đã Ban hành Quyết định số 623/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển Y tế tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 [56]. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đề án là kế hoạch phát triển nhân lực y tế, cũng như chiến lược đào tạo trình độ chuyên môn sâu ở một số ngành mũi nhọn ở bệnh viện đa khoa tỉnh. 
Tuy nhiên hiện nay, nguồn nhân lực y tế của tỉnh Bắc Giang nói chung và của bệnh viện đa khoa tỉnh nói riêng đang thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Trong đó, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ bác sĩ và dược sĩ đại học có trình độ, tay nghề cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.Trước nhu cầu phát triển bệnh viện trong bối cảnh tình hình mới, việc phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết, thế nhưng thực trạng nhân lực của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của bệnh viện? Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới như thế nào để đảm bảo cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân? Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đến năm 2020” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nhân nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2011 đến 2015.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang.
3. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1 Thực trạng nguồn nhân lực y tế trên Thế giới và Việt Nam    3
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế    11
1.3 Nhu cầu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế Việt Nam    17
1.4 Một số đặc điểm hệ thống Y tế tỉnh Bắc Giang    23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.1 Đối tượng nghiên cứu    26
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu    26
2.3 Phương pháp nghiên cứu    27
2.4 Biến số và chỉ số nghiên cứu    28
2.5 Phương pháp thu thấp thông tin    33
2.6 Phương pháp xử lý số liệu    35
2.7 Phương pháp khống chế sai số    35
2.8 Đạo đức trong nghiên cứu    36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    37
3.1 Một số thông tin chung về hoạt động khám chữa bệnh của BVĐK tỉnh Bắc Giang từ năm 2011 đến năm 2015    37
3.2 Thực trạng nhân lực của Bệnh viện từ năm 2011 đến năm 2015    38
3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực BVĐK tỉnh Bắc Giang    50
3.4 Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đến năm 2020    63
Chương 4: BÀN LUẬN    67
4.1. Thực trạng nhân lực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang     67
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực     74
4.3. Nhu cầu và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.    81
KẾT LUẬN    84
KHUYẾN NGHỊ    86
TÀI LIỆU THAM KHẢO    
PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1.    Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang (2015), Đề án phát triển Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2025, Quyết định số 303/QĐ -UBND.
2.    Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam (2013), Quy hoạch phát triển Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, số 848/QH-BV.
3.    Bộ Chính trị (2005), Công tác Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 46-NQ/TW.
4.    Bộ Y tế (2005), Hướng dẫn xếp hạng Bệnh viện, Thông tư số 23/2005/TT-BYT.
5.    Bộ Y tế- Bộ Nội vụ (2007), Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYT- BNV.
6.    Bộ Y tế (2007), Tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị trực thuộc bộ Y tế, Quyết định số 10/2007/QĐ-BYT. 
7.    Bộ Y tế ( 2010), Quy hoạch phát triển  nhân lực Y tế giai đoạn 2011-2020, Bộ Y tế.
8.    Bộ Y tế (2012), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Y tế giai đoạn 2012-2020, Quyết định số 816/QĐ-BYT.
9.    Bộ Y tế (2013), Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh, Thông tư 43/2013/TT-BYT.
10.    Bộ Y tế (2015), Phê duyệt Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015-2020, Quyết định số 2992/QĐ –BYT.
11.    Bộ Y tế và nhóm đối tác (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế Việt nam năm 2011, Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, Bộ Y tế. 
12.    Bộ Y tế và nhóm đối tác (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế Việt nam năm 2012, Hướng tối bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân,  Bộ Y tế.
13.    Bộ Y tế và nhóm đối tác (2014), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế Việt nam năm 2013, Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm,  Bộ Y tế.
14.    Bộ Y tế và nhóm đối tác (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế Việt nam năm 2014, Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm,  Bộ Y tế.
15.    Bộ Y tế và nhóm đối tác (2016), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế Việt nam năm 2015, Tăng cường y tế cơ sở hướng tối bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân,  Bộ Y tế.
16.    Bộ Y tế (2013), Niên giám thống kê y tế năm 2012,  Nhà xuất bản Y học.
17.    Bộ Y tế (2014), Niên giám thống kê y tế năm 2013,  Nhà xuất bản Y học
18.    Bộ Y tế (2015), Niên giám thống kê y tế năm 2014,  Nhà xuất bản Y học.
19.    Bộ Y tế (2015), Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám, chữa bệnh giai đoạn 2015-2020,  Quyết định số 2992/2015/QĐ-BYT.
20.    Bộ Y tế (2015),  Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2014, một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2015, giai đoạn 2016-2020, Hà nội 1/2015.
21.    Bộ Y tế (2015), Báo cáo công tác khám chữa bệnh năm 2014 và kế hoạch năm 2015, Cục khám chữa bệnh – Bộ Y tế.
22.    Chính Phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 917/QĐ-Ttg , Hà nội, ngày 20 tháng 6 năm 2013.
23.    Chính phủ (2008), Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 30/2008/QĐ-Ttg, Hà nội, ngày 22 tháng 02 năm 2008.
24.    Phạm Trí Dũng (2009), “Tổng quan chung về Bệnh viện Việt nam hiện nay”, Tạp chí Y tế công cộng,  (số 12), tr. 4-14.
25.    Phạm Trí Dũng (2014), “Bàn luận phương pháp nghiên cứu và một số kết quả của các luận văn Thạc sỹ trường Đại học tế Công cộng về sự hài lòng của nhân viên y tế trong bệnh viện”, Tạp chí y học thực hành (số 3). tr 48-51.
26.    Pham Văn Giang (2012), “Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết đại hội XI của Đảng”, Tạp chí phát triển nhân lực (số4), tr 51-55.
27.    Nguyễn Bích Hà (2010), “Tình trạng nhân lực y tế và công suất sử dụng giường bệnh của Bệnh viện tuyến huyện”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, (số 3), tr  35-46.
28.    Đàm Khải Hoàn, Trịnh Đức Mậu (2010), “Thực trạng đội ngũ Bác sỹ ở ngành y tế hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, tập 101(số 1), tr 133-137.
29.    Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính tri- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
30.    Nguyễn Công Khẩn (2012), Đổi mới đào tạo nhân lực y tế thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực y tế Việt nam giai đoạn 2012-2020, Báo cáo tại Hội thảo đào tạo nguồn nhân lực Điều dưỡng Việt Nam.
31.    Vũ Ngọc Khiêm (2011), “Suy nghĩ về phát triển nguồn lực trí tuệ ở nước ta hiện nay”, Tạp chí phát triển nhân lực (số 3), tr 36-38.
32.    Vũ Đức Khiển (2013), “Tìm hiểu thực trạng đội ngũ tri thức thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa”, Tạp chí phát triển nhân lực, (số2), tr.1-19.
33.    Hoàng Đình Khiếu (2015), Thực trạng nguồn nhân lực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, Luận án Chuyên khoa II, Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. 
34.    Trần Bá Kiên (2015), Nghiên cứu nguồn nhân lực Dược Bệnh viện và xác định nhu cầu nhân lực Dược sỹ tại các Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sỹ, Đại học Dược Hà Nội.
35.    Lương Ngọc Khuê (2011), “Thực trạng nguồn nhân lực Bệnh viện Việt nam giai đoạn 2008-2010”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh (số 15). tr 209-213.
36.     Lương Công Lý (2014), Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ, Học viên chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
37.    Nguyễn Thị Thúy Nga, Nguyễn Thị Bình An (2014),  “Các yếu tố ảnh hưởng đến duy trì và phát triển nhân lực Y tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”, Tạp chí Y tế công cộng, (số 33), tr. 15-20.
38.    Vũ Thị Mai Oanh (2011), “Vài nét thiếu hụt nhân lực-Phân tích dưới góc nhìn quản lý xã hội”, Tạp chí phát triển nhân lực, (số 2), tr. 45-49.
39.    Nguyễn Đại Phong, Lương Ngọc Khuê, Đàm Khải Hoàn (2011), “Thực trạng nguồn nhân lực Bác sỹ ngành y tế tỉnh Đắk Lắk hiện nay, khó khăn và giải pháp”, Tạp chí Y học thực hành, (số 12), tr 50-53.
40.    Vũ Xuân Phú (2012), “Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với công việc của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn, Hà nội năm 2011”, Tạp chí Y học thực hành (số 5), tr.153-159.
41.    Vũ Xuân Phú (2012), “Vài nét về thực trạng nhân lực y tế trên thế giới và Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành, (số 2), tr. 12-15.

 

42.    Hà Tiến Quang (2012), Thực trạng nguồn nhân lực của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực đến năm 2016, Luận án Chuyên khoa II, Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên.
43.    Nguyễn Hồng Sơn (2010), Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực y dược và dự báo nhu cầu nhân lực Y, Dược tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2015, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Dược Hà nội.
44.    Phạm Văn Tác (2014), Quản lý đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực Y tế, Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
45.    Nguyễn Hoàng Thanh (2011), Phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Quảng Nam, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng.
46.    Đỗ Thị Phương Thảo (2010), Nghiên cứu thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số Bệnh viện Huyện thuộc thành phố Hà nội năm 2008-2010, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
47.    Nguyễn Hữu Thắng (2015), “Thực trạng nguồn nhân lực y tế công tại hai huyện Kim Bảng và Bình lục tỉnh Hà Nam năm 2014”, Tạp chí y tế công cộng, (số 34), tr 6-11.
48.    Nguyễn Thi (2010), Nghiên cứu thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện đa khoa PLEIKU tỉnh Gia Lai, năm 2010, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
49.    Nguyễn Tiệp (2005),  Giáo trình nguồn nhân lực, NXb Lao động-Xã hội.
50.    Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh Bắc Giang (2005), Địa chí Bắc Giang, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
51.    Phạm Minh Tuấn (2011), Phát triển nguồn nhân lực Bệnh viện Đà Nẵng, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
52.     Sở Y tế Cao Bằng (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế Cao bằng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Cao Bằng.
53.    Sở Y tế Bắc Giang (2014), Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, Quyết định số 576/QĐ-SYT.
54.    Sơ Y tế Quảng Ninh (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Sở Y tế.
55.    Sở Y tế Thanh Hóa (2013), Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020, Sở Y tế. 
56.    Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2009), Quy hoạch phát triển Y tế tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, Quyết định số 623/QĐ-UBND. 

 

Thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Leave a Comment