THỰC TRẠNG VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19 CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2020
THỰC TRẠNG VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19 CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2020
Nguyễn Khánh Thị Liên1, Lê Đình Luyến1, Đoàn Ngọc Thuỷ Tiên1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 361 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả thực trạng thực hành về phòng tránh dịch bệnh COVID-19 của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên có điểm thực hành các biện pháp phòng ngừa ở mức tốt là 85,6%. Phần lớn sinh viên chấp hành nghiêm túc theo chỉ thị của Nhà nước (99,7%), thường xuyên vệ sinh tay đúng cách (98,7%), bổ sung dinh dưỡng, tăng thể trạng (89,2%), đeo khẩu trang khi ra đường (96,4%). Sinh viên trường Đại học Y Hà Nội sử dụng mạng xã hội (92,5%), trang web chính thức của Bộ Y tế (87,3%) và tivi (75,3%) để cập nhật tình hình dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống dịch COVID-19 được đưa ra như tuổi, giới tính, chuyên ngành, người nhà làm việc trong ngành Y. Tuy nhiên, các yếu tố này không có ý nghĩa thống kê. Cần có thêm các nghiên cứu mở rộng với quy mô lớn hơn nhằm đánh giá sâu hơn về hành vi phòng chống dịch COVID-19 và các yếu tố liên quan đến những hành vi này của sinh viên.
Sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của vi-rút corona (SARS-CoV-2), đã ra là đại dịch toàn cầu sau sự gia tăng nhanh chóng số trường hợp mắc trên thế giớivà tại Việt Nam.Đại dịch này đã và đang gây ra cuộc khủng hoảng về y tếvà kinh tế toàn cầu. Tính đến ngày 13/11/2020, Việt Nam ghi nhận 1256 ca mắc, chữa khỏi cho 1103 bệnh nhân và có 35 bệnh nhân tử vong do COVID-19 bên cạnh nhóm đối tượng nhân viên y tế, sinh viên y khoa là đối tượng có nguy cơ cao tiếp xúc với người nhiễm SAR-CoV-2. Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu trên nhóm đối tượng này còn hạn chế[2],[4]. Từ khi đại dịch bùng phát tại Việt Nam, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội liên tục tham gia vào công tác truy vết, phòng chống dịch ở các tỉnh địa phương. Vì vậy, việc sinh viên thực hành tốt việc phòng chống dịch COVID-19 không chỉ để bảo vệ sức khoẻ bản thân mà còn là nhiệm vụ quan trọng để các chuyến công tác tại các tỉnh có dịch diễn ra an toàn và hiệu quả. Nhận thấy việc tìm hiểu thực trạng phòng chống dịch COVID-19 trong cộng đồng sinh viên y khoa là vô cùng cần thiết.Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu nghiên cứu:1.Mô tả thực trạng phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2020.2.Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phòng chống dịch về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2020
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, SARS-CoV-2, thực hành, phòng chống dịch, sinh viên y khoa
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2020), Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
2. Lê Minh Đạt, Kiều Thị Hoa, Nguyễn Thị Minh Thúy và cộng sự, Kiến thức, thái độ của sinh viên đại học y hà nội đối với covid-19, năm 2020: một khảo sát nhanh trực tuyến. Tạp chí Y học dự phòng, 30(3),18.
3. Modi P.D., Nair G., Uppe A., và cộng sự (2020), COVID-19 Awareness Among Healthcare Students and Professionals in Mumbai Metropolitan Region: A Questionnaire-Based Survey. Cureus, 12(4).
4. Nguyen T.N.H., Tran V.K., và cộng sự (2020), Knowledge and attitude toward COVID-19 among healthcare workers at District 2 Hospital, Ho Chi Minh City. Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, 13(6), 260.
5. Parsons Leigh J., Fiest K., Brundin-Mather R., và cộng sự (2020). A national cross-sectional survey of public perceptions of the COVID-19 pandemic: Self-reported beliefs, knowledge, and behaviors. PLoS One, 15(10).
6. Rajon Banik, Mahmudur Rahman, Tajuddin Sikder, và cộng sự (2020). Investigating knowledge, attitudes, and practices related to COVID-19 outbreak among Bangladeshi young adults: A web-based cross-sectional analysis.
7. Tổ chức Y tế Thế giới (2020). WHO Timeline – COVID-19.