Tình hình ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) kháng thuốc ở huyện Krông-Bông năm 1983

Tình hình ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) kháng thuốc ở huyện Krông-Bông năm 1983

Tên bài báo:Tình hình ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) kháng thuốc ở huyện Krông-Bông năm 1983

Tác giả:    Lê Xuân Phòng

Tên tạp chí:    Nội khoa

Năm xuất bản:    1991    Số:    1            Trang:    25-30

Điều tra tình hình ký sinh trùng sốt rét (SR) (P.Falciparum) kháng thuốc ở vùng sốt rét lưu hành (SRLH) tại xã Hòa Phong (HP): có SRLH mạnh; xã Hòa Sơn (HS): SRLH và ổ dịch SR đang phát triển mạnh. Áp dụng test trong 7 ngày. Xã HP dùng Delagyl; xã HS dùng phác đồ QPS, viên F2 và viên F3. Điều trị Delagyt 63 ca ở xã HP: nhậy cảm và R1 là 48/63 ca, người lớn kháng (30%) cao hơn trẻ em (13,04%), nam kháng 9/32 ca, nữ kháng 6/31 ca. Điều trị phác đồ QPS 43 ca ở xã HS: nhậy và R1: 41/43 ca, kháng RII và RIII: 2/43 ca, có 2 ca vivax: không kháng thuốc. Điều trị viên F2 ở xã HS áp dụng trên 5 ca, tuổi >16, trong đó có 3 người Kinh và 2 người dân tộc Ê đê, tỷ lệ kháng 2/5 ca, tỷ lệ nhậy 3/5 ca. Tỷ lệ kháng thuốc của ký sinh trùng SR có chiều hưởng lan rộng và tăng cao. Các tỷ lệ này thay đổi tùy theo từng nơi, từng lúc và còn tùy theo tình trạng miễn dịch và cơ địa của BN.

Tình hình ký sinh trùng sốt rét ( KSTSR) kháng thuốc ở huyện Krong Bông năm 1983

Leave a Comment