Tình hình lao trên thế giới hiện nay và các biện pháp phòng chống lao thực hiện tại TP.HCM

Tình hình lao trên thế giới hiện nay và các biện pháp phòng chống lao thực hiện tại TP.HCM

Tên bài báo:Tình hình lao trên thế giới hiện nay và các biện pháp phòng chống lao thực hiện tại TP.HCM

Tác giả:    Lê Bá Tung

Tên tạp chí:    Thời sự Y dược học

Năm xuất bản:    1996    Số:    9            Trang:    42-45

Tóm tắt:    Đánh giá tình hình dịch lao trên thế giới hiện nay và các biện pháp phòng chống lao tại TP.Hồ Chí Minh. Năm 1995, 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao, trong đó có 2/3 là dân Châu Á. Tại các nước phát triển, chỉ số nguy cơ nhiễm lao trung bình hằng năm rất thấp, từ 0,1%-0,01%. Trái lại, tại các nước đang phát triển, nước nghèo thì nguy cơ này từ 0,5%-2,5%. 80% người bị nhiễm lao ở nước phát triển >50 tuổi, trong khi 75% người nhiễm lao tại các nước nghèo <50 tuổi. Giữa năm 1994, 5,6 triệu người đã đồng nhiễm cả lao và HIV. WHO ước tính vào các năm cuối thế kỷ 20 sẽ xuất hiện thêm 1,4 triệu bệnh nhân lao nhiễm HIV hằng năm. Mỗi năm có 300.000 trẻ em từ 0-14 tuổi chết vì lao. Tử vong do lao gia tăng từ 3 triệu người năm 1994 lên tới 4 triệu người vào năm 2004. Hơn 50 triệu người nhiễm vi khuẩn lao kháng từ 1 đến nhiều thuốc. Chương trình phòng chống lao đã triển khai tại TP.Hồ Chí Minh gần 40 năm và được tái tổ chức lại từ năm 1986. TP.HCM đã thực hiện sớm tất cả 5 điểm của chương trình chống lao mà WHO khuyến cáo áp dụng gồm: chính quyền cam kết triển khai CTCL trên 100% địa bàn dân cư, phát hiện lao thụ động bằng xét nghiệm đàm, cung cấp phác đồ hóa trị lao ngắn ngày ít nhất cho lao phổi có BK(+), tiếp liệu thuốc lao đầy đủ không gián đoạn, tổ chức được 1 hệ thống kiểm tra và lượng giá công tác chống lao thường xuyên từ tuyến tỉnh xuống các tuyến dưới.

Tình hình lao trên thế giới hiện nay và các biện pháp phòng chống lao thực hiện tại TP.HCM

Leave a Comment