Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24h của người bệnh viêm gan mạn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2020-2021
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24h của người bệnh viêm gan mạn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2020-2021
Ngô Quỳnh Trang1, Phạm Văn Phú
1 Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hiện nay viêm gan B và C mạn đã và đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn ở nước ta cũng như thế giới. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở người bệnh mắc bệnh gan mạn có thể từ 65-90% theo các phương pháp đánh giá khác nhau. Người bệnh thường bị giảm khẩu phần ăn do nhiều nguyên nhân. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và khẩu phẩn 24h của 166 người bệnh mắc bệnh viêm gan B,C mạn tại Khoa viêm gan – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng theo SGA là 38,6%. Nhóm người bệnh cao tuổi (≥ 65 tuổi) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn so với nhóm người bệnh < 65 tuổi (57,1% và 33,6%). Nhóm người bệnh xơ gan (XG) mất bù có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất, sau đó là nhóm XG còn bù và thấp nhấp là nhóm chưa bị XG (56,2%; 38,2% và 22%). Tình trạng dinh dưỡng có liên quan đến tuổi và mức độ xơ gan (p < 0,05). Giá trị trung bình năng lượng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là 1129,7 ± 481,1 kcal/ngày. Lượng protein đạt 0,8 ± 0,4 g/kg/ngày. Phần lớn người bệnh không đạt nhu cầu khuyến nghị (NCKN) về năng lượng, protein và nhiều vi chất (vitamin A, D, B1, B2, PP, kẽm, magie, sắt, canxi, phospho).
Hiện nay viêm gan B và C (VGB, VGC) đã và đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn ở nước ta cũng như thế giới. Tại Việt Nam, năm 2017, số người nhiễm virus viêm gan B mạn tính lên tới 7,8 triệu người và viêm gan C mạn tính gần 1 triệu người.Mỗi năm, tại Việt Nam, số người tử vong liên quan tới viêm gan B và C lần lượt là 33,500 và 6,600 người.1Gan là cơ quan thực hiện nhiều chức năng quan trọng, trong đó có chức năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng, muối mật. Khi chức năng gan không được đảm bảo dễ dẫn đến hiện tượng thiếu các chất dinh dưỡng, nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng hiện diện ở tất cả các giai đoạn của bệnh gan mạn tính và có thể lên tới 65-90% ở người bệnh có bệnh gan tiến triển.2 Với người bệnh xơ gan, SDD liên quan tới tăng các biến chứng như cổ chướng, hội chứng gan thận, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tử vong.3 Do đó phát hiện sớm tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng hoặc vi chất rất cần thiết để can thiệp dinh dưỡng sớm nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giảm tỷ lệ nhiễm trùng, tử vong và cải thiện chức năng gan. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về điều trị viêm gan virus. Để có thể góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả điều trị cho những người mắc bệnh viêm gan mạn, nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24h của người bệnh viêm gan mạn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2020” được tiến hành với 2 mục tiêu:
https://thuvieny.com/tinh-trang-dinh-duong-va-khau-phan-24h-cua-nguoi-benh-viem-gan-man-tai-benh-vien-benh-nhiet-doi/