Tình trạng miễn dịch dịch thể của trẻ em đối với bệnh bạch hầu tại Tỉnh Kon Tum, năm 2020
Tình trạng miễn dịch dịch thể của trẻ em đối với bệnh bạch hầu tại Tỉnh Kon Tum, năm 2020
Lê Văn Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Vân, Nguyễn Hoàng Quân, Phạm Văn Doanh, Nguyễn Thị Thu Trâm, Dương Thị Ngọc Thúy, Phạm Ngọc Thanh, Đỗ Ngọc Hòa, Nguyễn Lộc Vương, Viên Chinh Chiến
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu của trẻ em tại tỉnh Kon Tum, năm 2020. Sử dụng kỹ thuật miễn dịch gắn enzyme (ELISA) để định lượng nồng độ kháng thể kháng độc tố bach hầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tống số 662 trẻ tham gia nghiên cứu, có 33,1% trẻ không có kháng thể bảo vệ; 6,3% trẻ có kháng thể bảo vệ một phần và 60,6% trẻ có kháng thể bảo vệ đầy đủ. Tỷ lệ trẻ em gái (63,6%) có kháng thể bảo vệ đầy đủ cao hơn trẻ em trai (57,5%). Tỷ lệ có kháng thể bảo vệ đầy đủ ở nhóm tuổi 0 – 5 là 62,6%, sau đó giảm nhẹ ở các nhóm tuổi tiếp theo. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng miễn dịch giữa nhóm trẻ đã được tiêm và chưa tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu (p≤0,001). Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm kiểm soát sự bùng phát dịch bạch hầu ở trẻ em nói riêng và cộng đồng dân cư tại tỉnh Kon Tum nói chung trong thời gian tới.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Gram dương Corynebacterium diphtheriae. Bạch hầu từng được xem là một trong những căn bệnh có gánh nặng bệnh tật và số tử vong cao ở trẻ em tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bắt đầu từ những năm 1920 cùng với sự phát triển của vắc xin phòng bệnh bạch hầu và việc sử dụng rộng rãi vắc xin ở nhiều nước trên thế giới đã làm tỷ lệ mắc bệnh giảm một cách rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay bệnh bạch hầu vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã báo cáo tổng cộng 4490 trường hợp mắc bệnh bạch hầu trên toàn thế giới trong năm 2013, chủ yếu ở các nước đang phát triển.1Tại Việt Nam, ghi nhận có 21 trường hợp mắc năm 2017, 13 trường hợp mắc năm 2018 và 53 trường hợp mắc năm 2019.2Tại khu vực Tây Nguyên đã ghi nhận vụ dịch bạch hầu tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai (2013 – 2014) với 108 trường hợp nghi mắc bệnh, trong đó có 02 trường hợp tử vong.3Tại tỉnh Kon Tum, năm 2016 ghi nhận có 03 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 01 trường hợp tử vong. Năm 2018, Kon Tum tiếp tục ghi nhận có 13 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại, 02 trường hợp tử vong. Đặc biệt trong năm 2020, dịch bạch hầu bùng phát tại tỉnh Kon Tum với 50 trường hợp mắc, 01 trường hợp tử vong. Lê Văn Bé và cộng sự (2017).
Tình trạng miễn dịch dịch thể của trẻ em đối với bệnh bạch hầu tại Tỉnh Kon Tum, năm 2020