Tổn thương vi thể và ảnh hưởng của cắt một thận lên huyết áp trong bệnh sỏi niệu có tăng huyết áp

Tổn thương vi thể và ảnh hưởng của cắt một thận lên huyết áp trong bệnh sỏi niệu có tăng huyết áp

Tên bài báo:Tổn thương vi thể và ảnh hưởng của cắt một thận lên huyết áp trong bệnh sỏi niệu có tăng huyết áp

Tác giả:    Hoàng Mai Trang

Tên tạp chí:    Y học thực hành

Năm xuất bản:    1994    Số:    5    Tập:    309    Trang:    11-12

Tóm tắt:    

Đối tượng nghiên cứu gồm 26 bệnh nhân, 8 nam, 18 nữ, tuổi từ 21-70 bị bệnh sỏi niệu có tăng huyết áp (THA) được cắt bỏ một thận (thận phải 12, thận trái 14), tại Viện Quân y 103 từ năm 1983-1993. Phương pháp nghiên cứu: chẩn đoán sỏi niệu bằng X-quang, siêu âm, xét nghiệm. Kiểm tra lại sỏi thận sau khi cắt bỏ thận khỏi cơ thể. Nghiên cứu bệnh lý giải phẫu được tiến hành trên 14 quả thận. Kết quả: đặc điểm tổn thương giải phẫu bệnh lý thận sau sỏi có tăng huyết áp ở một quả thận mất hoặc suy chức năng nặng có hình ảnh điển hình của viêm bể thận-thận mạn tính. Sau khi cắt bên thận tổn thương thì huyết áp trở lại bình thường. Giá trị trung bình của huyết áp động mạch đo được trước khi phẫu thuật là 154,8/98,3 và 15 ngày sau khi cắt thận là 120,8/80. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao.

Tổn thương vi thể và ảnh hưởng của cắt một thận lên huyết áp trong bệnh sỏi niệu có tăng huyết áp

Leave a Comment