Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng-co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng Fluoxetin
Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng-co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng Fluoxetin.Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân gây ra với đặc điểm sự xuất hiện tái diễn của các cơn kích thích hoạt động hệ thần kinh do phóng lực quá mức của một tập hợp các tế bào thần kinh não. Động kinh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng 75% xuất hiện trước 20 tuổi [1], [2].
Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ người bị động kinh vào khoảng 0,5 -1% dân số, tỷ lệ mới mắc trung bình hàng năm là 20 -70 người trong 100.000 dân. Ở Việt Nam cứ 1000 người có 5-8 người bị động kinh [2], [3], [4].
Động kinh toàn thể chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh nhân động kinh, trong đó động kinh toàn thể co cứng – co giật là hay gặp nhất. Theo Iqbal K. M. và cs. (2006) động kinh toàn thể co cứng – co giật chiếm 88,1% tổng số bệnh nhân động kinh. Tại Việt Nam, theo Dương Huy Hoàng (2009) động kinh toàn thể chiếm 69,4% số người động kinh trong đó động kinh toàn thể co cứng co giật là 84,4%. Theo Lê Hữu Anh Hòa và cs. (2010) động kinh toàn thể co cứng – co giật chiếm 76,74% trong số bệnh nhân động kinh ở trẻ em [5], [6].
Bệnh nhân động kinh thường có rối loạn trầm cảm đi kèm. Lopez-Gomez M. và cs. (2005) nghiên cứu 241 bệnh nhân động kinh nhận thấy tỷ lệ trầm cảm là 42,7%. Seminario N. A. và cs. (2009) nhận thấy tỷ lệ trầm cảm là 29,3%. Fiest K. M. và cs. (2013) nhận thấy tỷ lệ này là 23,1% [7], [8], [9].
Tần suất cơn động kinh, một số thuốc kháng động kinh (thời gian sử dụng, liều lượng, tác dụng không mong muốn…), sự kỳ thị của cộng đồng…liên quan đáng kể tới trầm cảm ở bệnh nhân động kinh [10].
So với những bệnh nhân động kinh không trầm cảm thì những bệnh nhân động kinh có trầm cảm đi kèm có tần số cơn giật cao hơn, giảm sự hài lòng trong cuộc sống, thất nghiệp nhiều hơn…[11], [12].
Triệu chứng lâm sàng của trầm cảm ở bệnh nhân động kinh thường không điển hình nên khó chẩn đoán và đánh giá. Đặc biệt tự sát ở nhóm bệnh nhân này cao gấp 4 – 5 lần trong dân số nói chung và 80% – 90% tự sát do sử dụng thuốc kháng động kinh quá liều [13].
Nồng độ Serotonin trong huyết tương được cho là có liên quan đến trầm cảm, ở bệnh nhân trầm cảm nồng độ Serotonin trong huyết tương giảm rõ rệt có khi chỉ còn bằng 30% so với người bình thường [14].
Việc điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh là cần thiết. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin (SSRI) như: Fluoxetin, Fluvoxamin, Sertralin, Paroxetin,…được lựa chọn đầu tiên để điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh [15].
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về trầm cảm ở bệnh nhân động kinh, nhưng vẫn chỉ là các thông báo khoa học lẻ tẻ. Việc xem xét trầm cảm như một phạm trù riêng biệt của rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân động kinh, đặc biệt là điều trị chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Với tầm quan trọng như vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng-co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng Fluoxetin” với các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật được nghiên cứu.
2. Định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương và nhận xét mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
3. Nhận xét kết quả điều trị rối loạn trầm cảm bằng Fluoxetin kết hợp với thuốc kháng động kinh ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật.
MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng-co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng Fluoxetin
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT 3
1.1.1. Khái niệm về động kinh 3
1.1.2. Một số nghiên cứu lâm sàng về động kinh toàn thể co cứng – co giật 3
1.1.3. Điện não đồ trong động kinh toàn thể co cứng – co giật 5
1.1.4. Chẩn đoán động kinh toàn thể co cứng -co giật 6
1.1.5. Điều trị động kinh toàn thể co cứng – co giật bằng hóa dược 7
1.2. RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT 9
1.2.1. Khái niệm về trầm cảm và trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 9
1.2.2. Phân loại trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 11
1.2.3. Một số nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 12
1.2.4. Các triệu chứng lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 19
1.2.5. Một số nghiên cứu triệu chứng cận lâm sàng của trầm cảm 23
1.2.6. Các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 25
1.2.7. Chẩn đoán phân biệt 26
1.2.8. Một số công cụ hỗ trợ đánh giá trầm cảm 27
1.2.9. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 28
1.3. ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH 30
1.3.1. Các bước đánh giá và điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 30
1.3.2. Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 31
1.3.3. Các phương pháp điều trị trầm cảm không sử dụng thuốc 38
1.4. PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH 39
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 41
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu 41
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 44
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 45
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 45
2.2.3. Công cụ chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật được nghiên cứu 46
2.2.4. Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật được nghiên cứu 46
2.2.5. Định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương và nhận xét mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật. 52
2.2.6. Kết quả điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật bằng Fluoxetin và thuốc kháng động kinh 56
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 58
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 59
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 61
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 64
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng- co giật được nghiên cứu 64
3.2.2. Các triệu chứng rối loạn tâm thần ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 69
3.3. KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ SEROTONIN TRONG HUYẾT TƯƠNG VÀ NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT Ở NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 74
3.3.1. Kết quả định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương 74
3.3.2. Mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật ở nhóm bệnh nhân được nghiên cứu 78
3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT BẰNG FLUOXETIN KẾT HỢP VỚI THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH 85
3.4.1. Kết quả sử dụng thuốc điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật 85
3.4.2. Kết quả điều trị trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật ở từng thời điểm khác nhau 86
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 97
4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 97
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 100
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật được nghiên cứu 100
4.2.2. Các triệu chứng rối loạn tâm thần ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 107
4.3. KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ SEROTONIN TRONG HUYẾT TƯƠNG VÀ NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT Ở NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 113
4.3.1. Kết quả định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương 113
4.3.2. Mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 118
4.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM Ở NHÓM BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH TOÀN THỂ CO CỨNG – CO GIẬT BẰNG FLUOXETIN KẾT HỢP VỚI THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH 127
4.4.1. Kết quả sử dụng thuốc điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật 127
4.4.2. Kết quả điều trị trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng – co giật ở từng thời điểm khác nhau 130
4.5. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 140
KẾT LUẬN 142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
PHỤ LỤC 165
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
2.1 Các tiêu chí và điểm số của thang đánh giá trầm cảm Hamilton 51
3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 61
3.2 Nghề nghiệp ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 62
3.3 Tình trạng hôn nhân của nhóm nghiên cứu 63
3.4 Một số triệu chứng khởi phát trầm cảm 64
3.5 Thời gian mắc trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 65
3.6 Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm 66
3.7 Các triệu chứng cơ thể khác 67
3.8 Đặc điểm trạng thái bệnh trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng – co giật 67
3.9 Khảo sát trầm cảm qua trắc nghiệm tâm lý Hamilton 68
3.10 Mức độ trầm cảm theo ICD-10 và trắc nghiệm tâm lý Hamilton 69
3.11 Rối loạn giấc ngủ 69
3.12 Rối loạn cảm giác tri giác 70
3.13 Rối loạn hình thức duy 71
3.14 Rối loạn hoạt động có ý chí 71
3.15 Rối loạn chú ý 72
3.16 Rối loạn Trí nhớ – Trí tuệ 73
3.17 Một số triệu chứng rối loạn lo âu 73
3.18 Nồng độ Serotonin trong huyết tương tại thời điểm T0 74
3.19 Nồng độ Serotonin trong huyết tương và các trạng thái bệnh của trầm cảm 75
3.20 Mối liên quan giữa nồng độ Serotonin trong huyết tương với mức độ trầm cảm 75
3.21 Nồng độ Serotonin trong huyết tương và thời gian mắc trầm cảm ở bệnh nhân động kinh 76
3.22 Nồng độ Serotonin trong huyết tương và thời gian bị bệnh động kinh 77
3.23 Đánh giá nồng độ Serotonin trong huyết tương tại thời điểm T0 và T8 77
3.24 Một số nguyên nhân gây bệnh động kinh cơn co cứng – co giật 79
3.25 Liên quan trầm cảm với tần suất xuất hiện cơn động kinh 80
3.26 Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm với số năm bị động kinh 82
3.27 Sử dụng phối hợp thuốc kháng động kinh 83
3.28 Liều lượng và thời gian sử dụng Phenobarbital 84
3.29 Liều lượng và thời gian sử dụng Phenytoin 84
3.30 Liều lượng thuốc chống trầm cảm Fluoxetin 85
3.31 Liều lượng các thuốc kháng động kinh 85
3.32 Diễn biến các triệu chứng điển hình của trầm cảm 86
3.33 Diễn biến triệu chứng phổ biến của rối loạn trầm cảm 87
3.34 Diễn biến các triệu chứng cơ thể khác 88
3.35 Diễn biến rối loạn giấc ngủ 89
3.36 Diễn biến loại rối loạn cảm giác tri giác 90
3.37 Diễn biến các rối loạn hình thức tư duy 90
3.38 Diễn biến các rối loạn cảm xúc 91
3.39 Diến biến các rối loạn hoạt động có ý chí 92
3.40 Diễn biến rối loạn hoạt động bản năng 92
3.41 Diễn biến rối loạn chú ý- trí nhớ 93
3.42 Diễn biến một số triệu chứng lo âu kèm theo 94
3.43 Tần suất xuất hiện cơn động kinh trong điều trị trầm cảm 95
3.44 Kết quả điều trị trầm cảm qua điểm số trên thang Hamilton 95
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng-co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng Fluoxetin
1. Đàm Đức Thắng, Bùi Quang Huy, Ngô Ngọc Tản, Cao Tiến Đức (2017). Đặc điểm lâm sàng trầm cảm trên bệnh nhân động kinh cơn lớn (thể co cứng – co giật). Tạp chí Y học Việt Nam, 454(1): 8 – 11.
2. Dam Duc Thang, Bui Quang Huy, Ngo Ngoc Tan (2017). Quantitative results of Serotonin plasma concentrations in generalized Tonic-Clonic seizures patients with combined depressive disorder”. Journal of Military pharmaco – medicine, 42(8): 203 – 206.
3. Đàm Đức Thắng, Bùi Quang Huy, Ngô Ngọc Tản, Cao Tiến Đức (2017). Kết quả điều trị rối loạn trầm cảm bằng Fluoxetine kết hợp với thuốc kháng động kinh ở nhân động kinh cơn lớn (thể co cứng – co giật). Tạp chí Y học Việt Nam, 454(2): 15 – 18.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Việt Nga (2005). Động kinh. Trong: Thực hành lâm sàng thần kinh học- Tập 3: Bệnh học thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 3: 108 -135.
2. Cao Tiến Đức và cộng sự (2016). Rối loạn tâm thần thực tổn, động kinh và các rối loạn tâm thần trong động kinh, rối loạn trầm cảm. Trong: Giáo trình bệnh học Tâm thần (dùng cho đào tạo trình độ sau đại học- Học viện Quân y), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 17 -18; 126 -128; 285 – 291.
3. Cao Tiến Đức (2017). Động kinh, các rối loạn tâm thần trong động kinh và điều trị, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 7 -8; 49-51;103 -117.
4. Nguyễn Thị Xuyên và cộng sự (2008). Động kinh ở trẻ em. Trong: Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Hội., 17: 1-9.
5. Lê Hữu Anh Hòa, Nguyễn Hữu Sơn (2010). Phân loại cơn và đặc điểm điện não đồ ở trẻ động kinh toàn thể tại bệnh viện Trung ương Huế. Y học thành phố Hồ Chí Minh.,14(4): 135 – 139
6. Dương Huy Hoàng (2009). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng động kinh, tình hình quản lý bệnh nhân động kinh tại tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
Bùi Quang Huy (2008). Trầm cảm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 3- 4; 12-21; 35 -45;65 -66; 97 -98.
15. Kanner A. M. (2013). The treatment of depressive disorders in epilepsy: What all neurologists should know. Epilepsia., 54(1): 3-12.
16. Hồ Hữu L¬¬ương (2000). Động kinh (Lâm sàng thần kinh tập 4), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 4 -5; 70 -73;157 – 158;171-187;209 -210.
17. Cao Tiến Đức (1994). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng ở 296 bệnh nhân động kinh, Luận án phó tiến sỹ khoa học y dược, Học viện Quân y.
18. Cao Tiến Đức (2003). Điện não đồ trong lâm sàng tâm thần. Trong: Tâm thần học đại c¬ương và điều trị các bệnh tâm thần (Giáo trình giảng dạy sau đại học), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 86-98.
25. Nguyễn Văn Ngân (2002). Đại cương các bệnh rối loạn tâm thần thực tổn. Trong: Rối loạn tâm thần thực tổn (Giáo trình giảng dậy sau đại học của Học viện Quân y), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 13-21.
40. Đào Văn Phan (1998). Serotonin. Trong: Dược lý học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 563- 566.
42. Nguyễn Kim Việt, Nguyễn Viết Thiêm (2003). Sinh hoá não các chất dẫn truyền thần kinh. Trong: Các rối loạn liên quan tới stress và điều trị trong tâm thần (Tài liệu giảng dạy sau đại học), Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội, 1 – 9.
62. Ngô Ngọc Tản và cộng sự (2005). Rối loạn khí sắc (cảm xúc). Trong: Bệnh học tâm thần (Giáo trình giảng dạy sau đại học), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 215 -252.
63. Bùi Quang Huy và cộng sự (2016). Rối loạn trầm cảm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 43- 44; 97 – 98.
72. Nguyễn Văn Nhận và Nguyễn Sinh Phúc (2004). Khảo sát cảm xúc. Trong: Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 87- 115.
109. Ngô Ngọc Tản và cộng sự (2007). Tâm thần học cơ sở, động kinh tâm thần và các rối loạn tâm thần trong động kinh. Trong: Tâm thần học và tâm lý y học (Giáo trình giảng dạy đại học), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 30 – 68; 209 -214.
112. Bảo Hùng (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân động kinh điều trị nội trú, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
125. Vương Văn Tịnh (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
130. Phan Việt Nga (2002). Nghiên cứu chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị động kinh toàn thể ở trẻ em (từ 6 đến 15 tuổi), Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
160. Nguyễn Văn Dũng (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng-co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng Fluoxetin
Nguồn: https://luanvanyhoc.com