TRẦM CẢM SAU SINH & CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRÊN NHỮNG PHỤ NỮ ĐẾN SINH

TRẦM CẢM SAU SINH & CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRÊN NHỮNG PHỤ NỮ ĐẾN SINH

 TRẦM CẢM SAU SINH & CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRÊN NHỮNG PHỤ NỮ ĐẾN SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM 

Huỳnh Thị Duy Hương*, Phạm Diệp Thuỳ Dương*, PhạmThanh Hường* 
TÓM TẮT 
Trầm cảm sau sinh (TCSS) là 1 nhóm không đồng nhất những rối lọan ức chế tâm lý không đặc hiệu, có thể đưa đến những ảnh hưởng nặng nề trên cả bà mẹ, gia đình và tương lai đứa trẻ. Xuất hiện từ 6-8 tuần sau sinh, TCSS có thể kéo dài đến tháng thứ 14 sau sinh nếu không được chẩn đóan và điều trị. 
Dù vậy, tình trạng này vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở nước ta. Chúng tôi tiến hành 1 nghiên cứu mô tả và phân tích về tình hình TCSS của các phụ nữ đến sinh tại BV ĐH Y Dược TP HCM. Chúng tôi thu nhận 288 phụ nữ đưa con đến khám vào 8 tuần sau sinhtại phòng khám Nhi từ 01/8 đến 30/10/03 và sử dụng thang điểm Edinburgh để tầm sóat tình trạng TCSS. Kết quả cho thấy tỉ lệ TCSS khá cao 25,34% (EPDS > 12) với chỉ số EPDS trung bình là 9,55 ± 4,45; những yếu tố bảo vệ bà mẹ khỏi nguy cơ trầm cảm là: con khóc đêm < 10 lần (OR = 0,18), thai kỳ mong dđợi (OR= 0,27) và đã có con trai trước đó (OR= 0,49); trong khi những yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh là: thai kỳ không mong đợi (OR= 5,08), trình dđộ học vấn chồng thấp < cấp 3 (OR= 3,02), chưa có con trai trước đo (OR=2,6), nghề nghiệp bản thân không ổn định (OR=2,44), sinh con so(OR=1,74). Tỉ lệ khá cao này cho thấy đây thật sự là 1 vấn đề đáng báo động cho tòan xã hội, cần thiết xây dựng một chiến lược tòan diện nhằm dự phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời TCSS cũng như theo dõi về lâu dài cho cả mẹ và con, bao gồm các chương trình chăm sóc tiền sản nhằm thông tin và giáo dục cho thai phụ và người phối ngẫu, cả các chương trình thông tin, giáo dục, đặc biệt chú trọng đến các nhóm nguy cơ

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment