Vai trò của hệ thống điều phối trong hiến và ghép tạng

Vai trò của hệ thống điều phối trong hiến và ghép tạng

Vai trò của hệ thống điều phối trong hiến và ghép tạng
Dư Thị Ngọc Thu

hông thường khi đề cập đến triển khai một chương trình ghép cơ quan thì thường sẽ được tập trung vào quá trình đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền, xây dựng phòng mổ, phòng hồi sức, đào tạo kíp phẫu thuật, kíp gây mê hồi sức, kíp theo dõi sau ghép… Nhưng hầu như không ai quan tâm đến tầm quan trọng của việc thành lập một tổ chức để thúc đẩy làm gia tăng sự hiến tặng mô tạng, một đội ngũ tiếp nhận mô – tạng hiến bảo đảm chất lượng và số lượng của mô – tạng sau khi ghép. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi mong muốn trình bày một mô hình cấu trúc của hệ thống điều phối trong hiến và ghép tạng đã được thế giới công nhận từ nhiều năm nay.

Trong lịch sử phát triển ghép tạng tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tất cả đều được khởi đầu ghép thận từ người hiến sống có mối quan hệ huyết thống, rồi đến nguồn hiến từ người chết tim ngừng đập, chết não. Và không những chỉ có ghép cơ quan là thận, còn có gan, tim, phổi, tụy, ruột, giác mạc, da, xương, mặt, chi thể…
Tuy nhiên, để có thể phát triển tốt một chương trình ghép tạng, không đơn thuần là chỉ có phát triển kỹ thuật ghép, trang thiết bị, y cụ là đủ mà phải là cả một hệ thống cồng kềnh từ pháp lý, tài chính, giao thông, y đức, xã hội học, lâm sàng, cận lâm sàng, chuyên ngành (nội khoa, ngoại khoa)… và hệ thống điều phối của nó mới có thể làm gia tăng được nguồn tạng hiến tặng, bảo đảm được chất lượng của cơ quan được hiến tặng, kéo dài được đời sống mảnh ghép, đời sống người bệnh, sự minh bạch, công bằng trong tuyển chọn… và đặc biệt là có thể ngăn chặn được vấn nạn buôn bán và ghép tạng trái phép khi chúng ta xây dựng thành công một hệ thống điều phối hoàn chỉnh. Vậy thì hệ thống điều phối có vai trò như thế nào trong hiến và ghép tạng?.

 

Vai trò của hệ thống điều phối trong hiến và ghép tạng

Leave a Comment