Vi phẫu thuật u vùng tuyến tùng ở trẻ em
Vi phẫu thuật u vùng tuyến tùng ở trẻ em
Đặng Đỗ Thanh Cần
Bệnh viện Nhi Trung ương, 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Mục tiêu: Đánh giá vai trò vi phẫu thuật trong điều trị u vùng tuyến tùng.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả 18 bệnh nhân u vùng tuyến tùng đã được điều trị vi phẫu thuật tại BV Nhi đồng 2 từ tháng 04/2020 đến tháng 04/2022.
Kết quả: Chúng tôi ứng dụng 3 đường mổ chính cho u vùng tuyến tùng: đường mổ xuyên thể chai, đường mổ chẩm – xuyên lều và đường mổ dưới lều – trên tiểu não. Tỉ lệ lấy toàn bộ và gần hết u đạt 84%. Trong đó, hai đường mổ xuyên thể chai và chẩm – xuyên lều được sử dụng nhiều nhất 89%. Có 1 trường hợp tử vong (5,5%). Tỉ lệ biến chứng 16% với một bệnh nhân bị giảm thị lực tạm thời và hai bệnh nhân bị tụ dịch dưới màng cứng.
Kết luận: Ngày nay, điều trị cho các sang thương vùng tuyến tùng cần kết hợp đa mô thức. Vi phẫu thuật cần thiết trong khoảng 2/3 trường hợp. Mỗi đường mổ đều có ưu khuyết điểm riêng. Việc lựa chọn đường mổ phù hợp tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
U vùng tuyến tùng là những loại u khá hiếm gặp. U thường gặp ở trẻ em, chiếm 3-8% u não trẻ em [1-3]. Giải phẫu bệnh lý rất đa dạng, có khi hoàn toàn lành tính, có khi rất ác tính (có trên 17 loại mô học). Có hai vấn đề lớn đã được đặt ra: một là giải quyết tình trạng đầu nước đi kèm do khối u gây tắc cống não, hai là chẩn đoán giải phẫu bệnh lý để lựa chọn điều trị thích hợp cho từng loại sang thương. Quan điểm điều trị các loại u.