Viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Lâm Thị Nhung, Trương Quang Trung, Lê Thị Cúc
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện nhằm (1) mô tả tỷ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và (2) phân tích một số yếu tố liên quan trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 900 người bệnh với 1519 kim luồn tĩnh mạch ngoại biên được theo dõi và đánh giá thông qua thang điểm Visual Infusion Phlebitis (VIP). Kết quả có 462 kim luồn tĩnh mạch ngoại biên xuất hiện viêm tĩnh mạch (30,4%), phổ biến nhất là viêm độ 1 (21,3%) và độ 2 (8,5%); số ít có viêm độ 3 (0,6%); không phát hiện viêm độ 4 hoặc độ 5. Tỷ suất viêm tĩnh mạch được xác định là 134/1000 ngày điều trị. Một số yếu tố liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ viêm tĩnh mạch gồm: tuổi cao ( ≥ 60), có bệnh lý nền mạn tính, thể trạng béo hoặc gầy, tiền sử uống rượu, kim luồn tĩnh mạch ngoại biên được đặt tại khoa cấp cứu, vị trí đặt ở cánh tay; bên cơ thể liệt, cỡ kim lớn (18G), sử dụng thiết bị kết nối. Nguy cơ tương đối phát sinh viêm tĩnh mạch khi kim luồn tĩnh mạch ngoại biên đặt tại cánh tay cao gấp 1,7 lần so với khuỷu tay.

Đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại biên (Peripheral Venous Catheter – PVC) là một kỹ thuật điều dưỡng được sử dụng rất phổ biến trong chăm sóc người bệnh. Trung bình mỗi năm có tới hơn một tỉ kim luồn tĩnh mạch ngoại biên (KLTMNB) được sử dụng trên toàn thế giới để tiêm thuốc, truyền dịch.¹ Uớc tính cho thấy số ngày người bệnh sử dụng KLTMNB chiếm 15-20% tổng số ngày người bệnh nằm viện.²Viêm tĩnh mạch là biến chứng phổ biến xảy ra trong quá trình lưu KLTMNB, viêm tĩnh mạch (VTM)  có  thể  hồi  phục  hoàn  toàn  nếu  xử  trí kịp thời (rút kim, điều trị) hoặc có thể tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết. Nhìn chung, VTM xảy ra gây hậu quả về sức khỏe (làm nặng thêm tình trạng bệnh tật), hậu quả về kinh tế (kéo dài thời gian nằm viện, chi phí thay thế thiết bị, chi phí điều trị). Theo  nghiên  cứu  tổng  quan  của  Ray-Barruel G (2013) trên 233 nghiên cứu báo cáo tỷ lệ VTM tại vị trí lưu KLTMNB dao động từ 0-91%.³ Tại Việt Nam, tỷ lệ VTM được báo cáo từ 8% (Bệnh viện An Giang năm 2011),⁴ lên đến 29,2% (Bệnh viện Việt Đức năm 2019),⁵ hoặc 28% (Bệnh viện Trung ương Huế năm 2020)⁶… Sự khác biệt về tỷ lệ VTM trong các nghiên cứu là tương đối lớn, liên quan đến đối tượng khác nhau (Bệnh viện Việt Đức chỉ nghiên cứu tại khoa ngoại), cách báo cáo tỷ lệ viêm trên tổng số người bệnh hoặc số KLTMNB..

https://thuvieny.com/viem-tinh-mach-tai-vi-tri-luu-kim-luon-tinh-mach-ngoai-bien-va-mot-so-yeu-to-lien-quan/

Leave a Comment