XÁC ĐỊNH TỶ LỆ MẤT NGỦ CẤP TÍNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ MẤT NGỦ CẤP TÍNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ MẤT NGỦ CẤP TÍNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
Đặng Trần Khang1, Ngô Tích Linh2, Nguyễn Thanh Xuân3
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Trường Đại Học Y Dược Tp HCM
3 Bệnh viện Quân y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng mất ngủ cấp tính, mối liên quan của một số yếu tố với mất ngủ cấp tính khởi phát trên bệnh nhân chấn thương sọ não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 225 bệnh nhân bị chấn thương sọ não điều trị tại khoa Phẫu thuật thần kinh bệnh viện Quân y 175 bằng phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Có 30.67% số bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ cấp tính theo DSM–5. Bệnh nhân mất ngủ cấp tính có thời gian vào giấc ngủ trung bình là 65.65±50.34 phút, tổng thời gian ngủ trung bình mỗi đêm là 4.71±1.08 giờ. Đa số bệnh nhân than phiền mất ngủ xuất hiện hầu hết các ngày trong tuần và thường gặp là mất ngủ đầu giấc. Số lần thức giấc trung bình trong đêm là 2.20±1.35 lần. Tỷ lệ mất ngủ cấp tính không phụ thuộc vào giới tính, nhóm tuổi, mức độ chấn thương sọ não. Tỷ lệ này cao hơn trong số các bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, có hình ảnh dập và hoặc/xuất huyết não, di lệch đường giữa trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não.

Chấn  thương  sọ  não  (CTSN)  là  bệnh  rất thường gặp trong thực hành lâm sàng, điều trị tốn kém, di chứng kéo dài; tạo gánh nặng về vật chất,  tinh  thần  không  chỉ  cho  bản  thân  người bệnh mà còn cho cả gia đình và xã hội. Đây là loại tai nạn phổ biến ở mọi quốc gia, trong đó có Việt  Nam.  Bên  cạnh  các  di  chứng  lâu  dài  do chính tổn thương mô não gây ra, người bị CTSN còn có thể phát triển các bệnh lý tâm thần thứ phát. Các nghiên cứu cho thấy rối loạn về giấc ngủ mà đặc biệt là mất ngủ là chứng bệnh rất phổ biến khởi phátsớm sau CTSN. Mất ngủ có thể làm cản trở sự phục hồi chức năng và làm trầm  trọng  thêm  các  vấn  đề  tâm  thần  và  di chứng thần kinh cơ. Hơn nữa, rối loạn giấc ngủ kéo dài còn là yếu tố nguy cơ hoặc là biểu hiện sớm cho sự phát triển tiếp theo của một số bệnh tâm thần như rối loạn lưỡng cực, rối loạn trầm cảm, lạm dụng chất, … Chẩn đoán mất ngủ cấp tính sớm để điều trị kết hợp không chỉ có ý nghĩa quan trọng giúp phục  hồi  tổn  thương  não  mà  còn  góp  phần phòng ngừa những nguy cơ trên. Nhưng cho đến nay ở Việt Nam, vấn đề mất ngủ cấp tính sau CTSN vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Tỷ lệ mất ngủ cấp tính và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân chấn thương sọ não” nhằm mục tiêu sau:1) Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng mất ngủ cấp tính trên bệnh nhân chấn thương sọ não.2) Đánh giá mối liên quan của một số yếu tố với mất ngủ cấp tính

Chi tiết bài viết
Từ khóa
mất ngủ, chấn thương sọ não

Tài liệu tham khảo
1. Lê Thị Yến Phụng (2016), Suy giảm nhận thức sau chấn thương sọ não, Luận Văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 
2. Trương Phước Sở, Tô Vĩnh Ninh, Phạm Dũng Nghiệp và cs (2009), “Nghiên cứu tình trạng chấn thương sọ não từ sau khi quy định đội mũ bảo hiểm”, Y Học Tp. Hồ Chí Minh. 13(6), tr. 319 – 327. 
3. Duclos C., Dumont M., Potvin M. J. và cs (2016), “Evolution of severe sleep-wake cycle disturbances following traumatic brain injury: a case study in both acute and subacute phases post-injury”, BMC Neurol. 16(1), tr. 186. 
4. Jain A., Mittal R. S., Sharma A. và cs (2014), “Study of insomnia and associated factors in traumatic brain injury”, Asian J Psychiatr. 8, tr. 99-103. 
5. Nampiaparampil D. E. (2008), “Prevalence of chronic pain after traumatic brain injury: a systematic review”, JAMA. 300(6), tr. 711-9. 
6. Ouellet M. C., Beaulieu-Bonneau S., Morin C. M. (2006), “Insomnia in patients with traumatic brain injury: frequency, characteristics, and risk factors”, J Head Trauma Rehabil. 21(3), tr. 199-212. 
7. Parcell D. L., Ponsford J. L., Redman J. R. và cs (2008), “Poor sleep quality and changes in objectively recorded sleep after traumatic brain injury: a preliminary study”, Arch Phys Med Rehabil. 89(5), tr. 843-50. 
8. Puffer R. C., Yue J. K., Mesley M. và cs (2018), “Long-term outcome in traumatic brain injury patients with midline shift: a secondary analysis of the Phase 3 COBRIT clinical trial”, J Neurosurg. 131(2), tr. 596-603. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment