YẾU TỐ DUY TRÌ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2020-2021
YẾU TỐ DUY TRÌ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2020-2021
Trần Thị Lý1, Lê Văn Nhân2, Lê Thị Kim Chi2, Trần Quốc Thắng3, Võ Quốc Trận4, Đào Văn Dũng5
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Đại học Văn Hiến
3 Viện Sức khỏe cộng đồng
4 Trung tâm Y tế huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
5 Trường đại học Thăng Long
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiệu quả hoạt động của một đơn vị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng. Đối với các cơ sở y tế, động lực làm việc của nhân viên y tế ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp các dịch vụ y tế. Mục tiêu: Mô tả động lực làm việc và phân tích một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của nhân y tế tại Trung tâm Y tế huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, năm 2020-2021. Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng kết hợp định tính. Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin định lượng từ 270 NVYT tại TTYT An Minh thông qua phiếu phát vấn, thu thập thông tin định tính qua phỏng vấn sâu 08 NVYT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NVYT tại TTYT An Minh có động lực làm việc chưa cao. Kết luận: Tỷ lệ NVYT có động lực làm việc chung (53,7%), yếu tố có động lực cao nhất là bản thân công việc (79,3%), yếu tố có động lực thấp nhất là điều kiện làm việc (35,6%). Một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc: trình độ chuyên môn, loại hình lao động và thu nhập trung bình hàng tháng (p<0,05).
trong đó yếu tố nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và quyết định sự thành công hay thất bại của đơn vị đó. Sự thành công của mỗi tổ chức phụ thuộc vào việc có hay không một đội ngũ những người lao động có năng lực và nhiệt tình cao. Trong đó, mỗi nhân viên là độc lập và có những nhu cầu, tham vọng, tiềm năng khác nhau.Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cảnhững người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nâng cao sức khỏe”[1]. Theo đó nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý và các nhân viên khác: nhân viên cấp dưỡng, hộ lý, lái xe, kế toán…Họ góp phần quan trọng trong việc thực hiện hầu hết chức năng của hệ thống y tế.Động lực làm việc ở mỗi cơ sở y tế, mỗi đối tượng NVYT là khác nhau, không có chuẩn chung nào đối với động lực của NVYT. Các yếu tố liên quan đến động lực của nhân viên phụ thuộc vào từng đối tượng, vùng miền, đặc điểm công việc, dovậy việc hiểu được các yếu tố là động lực của NVYTlà điều rất quan trọng giúp nhà quản lý có những chính sách hợp lý, phù hợp với điều kiện của đơn vị để thúc đẩy và tạo động lực cho NVYT, góp phần nâng cao chất lượng cungcấp dịch vụ y tế [2].Trung tâm Y tế huyện An Minh được hình thành theo Quyết định số 2050/QĐ-UBND ngày 17/9/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa huyện An Minh, TTYThuyện An Minh và Trung tâm Dân số -Kế hoạch hóa gia đình huyện An Minh. TTYThuyện An Minh là đơn vị y tế đa khoa hạng III trực thuộc Sở Y tế Kiên Giang với quy mô 250 giường bệnh bao gồm 20 khoa phòng và 11 Trạm Y tế xã, thị trấn trực thuộc. Việc tạo cho nhân viên của đơn vị có môi trường làm việc ổn định, hăngsay cống hiến hết mình là điều rất quan trọng.Để có cơ sở đề xuất giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho NVYT, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Động lực làm việc và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việccủa nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện An Minh tỉnh Kiên Giang năm 2020-2021”với 2 mục tiêu cụ thể sau:1.Mô tả động lực làm việc của nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện An Minh,năm 2020-2021.2.Phân tích một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện An Minh, năm 2020-2021.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Động lực làm việc, nhân viên y tế, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Thị Hồng Lộc và Nhuyễn Quốc Nghi (2014), “Xây dựng khung lý thuyết về động lực làm việc ở khu vực công tại việt nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
2. Bộ Y tế và nhóm đối tác y tế (2010), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế hàng năm: JAHR Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011- 2015, Bộ Y tế, chủ biên, tr.11.
3. Hoàng Thị Hồng Lộc và Nhuyễn Quốc Nghi (2014), “Xây dựng khung lý thuyết về động lực làm việc ở khu vực công tại việt nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
4. Hoàng Mạnh Toàn (2013), Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dưỡng viên lâm sàng Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương năm 2013, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học y tế công cộng, Hà Nội.
5. Bùi Thị Thu Hà (2015), Quản lý nguồn nhân lực, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.