NĂNG LỰC VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN

NĂNG LỰC VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN

NĂNG LỰC VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Trần Ngọc Triệu1, Lâm Văn Sáng2, Hồ Hoàng Vũ3, Trần Thiện Thuần3
1 Bệnh viện Y Học cổ truyền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp. Hồ Chí Minh
3 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Y học Cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong nền Y học của nước ta, tuy nhiên chất lượng nhân lực về Y học Cổ truyền chưa cao và chưa được quan tâm đào tạo đúng mức. Mục tiêu: Đánh giá năng lực và nhu cầu đào tạo chuyên môn của nhân viên y tế hoat động trong lãnh vực Y học Cổ truyền tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Bà rịa – Vũng tàu năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 02/2021 đến tháng 06/2021 trên 165 nhân viên Y học Cổ truyền tại tất cả các sơ sở y tế có khoa Y học cổ truyền hoặc có hoạt động Y học cổ truyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả: Có 94,1% nhân viên đã kê đơn đúng cho tất cả 5 chứng bệnh thông thường. Có 92,2% cho rằng điều trị bằng châm cứu và thuốc nam đem lại hiệu quả tốt và 95,9% đồng ý việc sử dụng châm cứu và dùng thuốc Nam tại trung tâm y tế. Nhu cầu học thêm về Y học Cổ truyền được ghi nhận ở 83% nhân viên y tế.  Kết luận: Năng lực của nhân viên y tế phụ trách Y học Cổ truyền ở mức hoàn thành. Nhu cầu đào tạo về Y học Cổ truyền rất cao, liên quan tới các yếu tố nhóm tuổi, chức danh, đơn vị công tác và mức độ tự đánh giá bản thân của đối tượng.

Hiện nay, Y học cổ truyền (YHCT) ngày càng phổ biến không chỉ ở các nước phương Đông mà còn ở nhiều nước phương Tây bởi tính an toàn, công hiệu và tính sẵn có của nó. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, trong số 50% người trên toàn thế giới được chăm sóc sức khỏe thì có đến 80% trong số họ được chăm sóc bằng YHCT [1].Tuy nhiên việc phát triển YHCT tại tỉnh Bà rịa Vũng Tàu nói riêng còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là các xã điều kiện kinh tế còn khó khăn, đội  ngũ  nhân  viên  y  tế  (NVYT)  làm  công  tác YHCT ở các tuyến còn thiếu cả về số lượng và yếu về chất lượng. Cán bộ YHCT ít được đào tạo lại cũng như cập nhật kiến thức. Theo báo cáo công tác y tế 6 tháng đầu năm 2020 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, tính đến tháng 6 năm 2020  và chỉ tính  công tác khám và  chữa bệnh bằng phương pháp YHCT toàn tỉnh đã khám và điều trị 21.280 lượt người [2]. Để thực hiện mục tiêu phát triển YHCT của ngành Y tế tỉnh BRVTđến  năm  2030,  việc  áp  dụng  những  giải  pháp can  thiệp  nhằm  nâng  cao  chất  lượng  điều  trị bằng  thuốc  Nam  và  châm  cứu  điều  trị  một  số chứng bệnh thông thường tại trạm y tế xã là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn  hiện  nay

Chi tiết bài viết
Từ khóa
y học cổ truyền, năng lực, nhu cầu đào tạo

Tài liệu tham khảo
1. Nakar S., Vinker S., Kitai E., Wertman E., Weingarten M. (2001) “Folk, traditional and conventional medicine among elderly Yemenite immigrants in Israel”. Europe PMC, 3 (12), pp. 928-931. 
2. Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2020) Số liệu thống kê nhân lực YHCT tại tỉnh BR – VT và thống kê thực trạng nhu cầu khám bệnh chuyên ngành YHCT. 
3. Pham DD, Yoo JH, Tran BQ, Ta TT (2013) “Complementary and Alternative Medicine Use among Physicians in Oriental Medicine Hospitals in Vietnam: A Hospital-Based Survey”. Evid Based Complement Alternat Med. 
4. Hoàng Thị Hoa Lý (2014) Đánh giá thực trạng và hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tuyến xã ở 3 tỉnh Miền Trung. 
5. Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (2008) Chỉ thị Số 24-CT/TW về việc phát triển nền Đông Y Việt Nam trong tình hình mới, Government Document. 
6. Thủ Tướng Chính Phủ (2010) Quyết định số 2166/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020, Government Document. 
7. Trần Ngọc Phương (2012) Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc Y học cổ truyền dùng cho chăm sóc sức khỏe tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. 
8. Phạm Việt Hoàng (2013) Thực trạng y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên và hiệu quả can thiệp tăng cường hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, Đại học Y Hà Nội. 

NĂNG LỰC VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN

Leave a Comment