ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ PHÌNH MẠCH TẠNG SAU CHẤN THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ PHÌNH MẠCH TẠNG SAU CHẤN THƯƠNG
Lê Văn Phước1, Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn2,3, Lê Văn Khoa2,3, Nguyễn Văn Tiến Bảo2,4, Phạm Đăng Tú2,3, Dương Đình Hoàn2,3
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Phó chủ nhiệm Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
4 Vice President of Diagnostics Department Guess the picture, University of Medicine Ho Chi Minh City pharmacy
Mở đầu: Giả phình của động mạch tạng ổ bụng hiếm gặp, chảy máu do vỡ giả phình thường đưa đến bệnh cảnh lâm sàng nặng nề, dẫn tới sốc mất máu và tử vong.2 Phẫu thuật có tính xâm lấn và tỉ lệ biến chứng và tử vong cao, do đó ngày nay, can thiệp nội mạch dần trở thành một lựa chọn thay thế.1 Mục tiêu: đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phương pháp can thiệp nội mạch trong điều trị phình mạch tạng sau chấn thương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tất các bệnh nhân được chẩn đoán phình mạch máu tạng ổ bụng có bệnh sử hoặc tiền sử chấn thương và được tiến hành can thiệp nội mạch để điều trị tại Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2017 đến tháng 2/2019.
Kết quả: Có 30 bệnh nhân thỏa điều kiện đưa vào nghiên cứu. Vị trí của giả phình là: động mạch gan 22,2%, động mạch vị tá tràng 5,6%, động mạch thận 55,5%, động mạch lách 8,3%, động mạch mạc treo tràng trên 5.6% và động mạch vị trái 2,8%.
Chất thuyên tắc bao gồm: keo Histoacryl (NCBA) (6%), coils (82%), hạt PVA + coils (6%) và Gelfoam + coils (6%). 94,4% bệnh nhân được tắc hoàn toàn giả phình, trong đó 90% bệnh nhân cải thiện lâm sàng đến khi xuất viện. Biến chứng chủ yếu nhẹ và tự giới hạn bao gồm: tụ máu nơi chọc dò (5%) ở 1 bệnh nhân.
Kết luận: can thiệp nội mạch là phương pháp hiệu quả và an toàn để điều trị các trường hợp phình mạch tạng sau chấn thương.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ PHÌNH MẠCH TẠNG SAU CHẤN THƯƠNG