Kết quả điều trị nhiễm trùng vùng đầu – mặt – cổ trên 147 bệnh nhân tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Nhi Trung ương

Kết quả điều trị nhiễm trùng vùng đầu – mặt – cổ trên 147 bệnh nhân tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Nhi Trung ương

Kết quả điều trị nhiễm trùng vùng đầu – mặt – cổ trên 147 bệnh nhân tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Nhi Trung ương
Do Van Can, Trinh Do Van Nga, Nguyen Thi Phuong Hoa

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, căn nguyên và đánh giá kết quả điều trị các nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ ở các bệnh nhi được điều trị nội trú tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi trung ương.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 147 ca nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ, so sánh theo nhóm nhiễm trùng da – mô mềm và nhiễm trùng có nguyên nhân răng miệng, tuổi từ 01 tháng tuổi đến 11 tuổi điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt.

Kết quả: Nghiên cứu gồm 147 bệnh nhân: 101 bệnh nhân nhiễm trùng da – mô mềm và 46 bệnh nhân nhiễm trùng do răng. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn (bệnh phẩm mủ) dương tính ở 75/81 mẫu thuộc nhóm nhiễm trùng da – mô mềm, 2/4 mẫu ở nhóm nhiễm trùng do răng. Căn nguyên vi khuẩn thường gặp ở nhóm nhiễm trùng da – mô mềm gồm: Staphylococcus aureus – chiếm 62/75 (82,7%) mẫu dương tính (54 mẫu là chủng kháng methilicillin). Phương pháp điều trị bao gồm nội khoa cho 62 bệnh nhân ở thể viêm tấy (42 bệnh nhân thuộc nhóm nhiễm trùng do răng) và nội khoa kết hợp dẫn lưu mủ ở 85 bệnh nhân ở thể áp xe (82 bệnh nhân nhiễm trùng da – mô mềm).

Kết quả: 46/147 bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị, 1 bệnh nhân được chuyển sang Trung tâm các Bệnh nhiệt đới do có biểu hiện nhiễm trùng huyết; có 2 trường hợp tái phát sau khi ra viện.

Kết luận: Nhiễm trùng phần mềm đầu mặt cổ trẻ em thường gặp là nhiễm trùng da – mô mềm hoặc nhiễm trùng do răng; phương pháp điều trị bao gồm nội khoa, có thể kết hợp dẫn lưu mủ; căn nguyên vi khuẩn thường gặp ở nhiễm trùng da – mô mềm là Staphylococcus aureus.

Staphylococcus aureus, với sự gia tăng tỷ lệ của chủng kháng Methicillin [2], [3]. Đây cũng là căn nguyên của 3571 ca nhiễm trùng vùng đầu cổ cần nhập viện điều trị tại Hoa Kỳ [4]. Phương pháp điều trị bao gồm điều trị nội khoa kháng sinh đơn thuầntrong trường hợp viêm tấy và kháng sinh phối hợp với dẫn lưu mủ bằng phương pháp chọc hút kim lớn hoặc rạch dẫn lưu mủ khi có ổ áp xe. Bên cạnh đó là điều trị hỗ trợ bao gồm giảm đau, hạ sốt và truyền dịch giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục [4], [5], [6]. Nuôi cấy xác định căn nguyên vi khuẩn gây bệnh đóng vai trò quan trọng vào thành công của điều trị, đặc biệt đối với các trường hợp vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

 

Kết quả điều trị nhiễm trùng vùng đầu – mặt – cổ trên 147 bệnh nhân tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Nhi Trung ương

Leave a Comment