Các yếu tố nguy cơ của tràn dịch màng ngoài tim cần dẫn lưu ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở
Các yếu tố nguy cơ của tràn dịch màng ngoài tim cần dẫn lưu ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở
Nguyễn Ngọc Yến Tuyết, Lê Kim Tuyến
Mục tiêu: xác định các yếu tố nguy cơ của tràn dịch màng ngoài tim cần dẫn lưu ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở có mở màng ngoài tim.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 374 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được phẫu thuật (PT) tim hở có mở màng ngoài tim tại Viện Tim TPHCM từ 01/07/2019 đến 17/12/2019. Tất cả đều được theo dõi 6 tháng kể từ lúc phẫu thuật. Nghiên cứu đoàn hệ hồi, tiến cứu.
Kết quả: Kết quả: tuổi trung bình: 50,3 ± 12,7, nam 46,3%, nữ 53,7%. Tràn dịch màng ngoài tim (TDMNT) nhiều cần dẫn lưu là 8,8%, gồm chèn ép tim (CET) 3,5% và có khả năng CET 5,3%. Thời điểm dẫn lưu trung bình là ngày hậu phẫu thứ 20,2 ± 10,8. Phân tích đơn biến cho thấy có 5 yếu tố nguy cơ có liên quan với TDMNT cần dẫn lưu sau PT tim hở: số lượng tiểu cầu trước PT, rung nhĩ mới sau PT, nhóm NYHA (New York Heart Assocition) trước PT, INR tuần 2 và INR tuần 4 sau PT. Phân tích đa biến cho thấy có 4 yếu tố nguy cơ độc lập của TDMNT cần dẫn lưu sau PT tim hở: số lượng tiểu cầu trước PT, nhóm NYHA trước PT, thời gian rút ống dẫn lưu màng tim và chỉ số INR tuần 2 sau PT.
Kết luận: sau PT tim hở, TDMNT nhiều cần dẫn lưu là 8,8%. Số lượng tiểu cầu trước PT, nhóm NYHA trước PT, thời gian rút ống dẫn lưu màng tim và chỉ số INR tuần 2 sau PT là các yếu tố nguy cơ độc lập của TDMNT cần dẫn lưu.
TDMNT là 1 biến chứng thường gặp sau PT tim hở do chảy máu sau PT hoặc do hội chứng sau mở màng ngoài tim (MNT) [2]. Chảy máu thường xảy ra trong một vài ngày đầu sau PT. Trái lại, TDMNT do hội chứng sau mở MNT thường gặp ở tuần thứ 2 sau PT nên còn được gọi là TDMNT muộn, được chẩn đoán dễ dàng bằng siêu âm. Nặng nề nhất là CET và có khả năng CET đòi hỏi phải dẫn lưu. TDMNT cần dẫn lưu tuy có tỷ lệ thấp (6,2%)[3]nhưng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy một số YTNC của TDMNT cần dẫn lưunhư PT bệnh van tim, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài, diện tích cơ thể ≥ 1,28 m2, dùng kháng vitamin K sau PT, NYHA III, IV… Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát TDMNT sau ngày hậu phẫu thứ 7, các YTNC của TDMNT cần dẫn lưu ởbệnh nhân sau PT tim hởđể phòng ngừa biến chứng này, giảm tử vong vàcải thiện dự hậu chobệnh nhân.
Các yếu tố nguy cơ của tràn dịch màng ngoài tim cần dẫn lưu ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở