Chẩn đoán căn nguyên nốt đơn độc ở phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Chẩn đoán căn nguyên nốt đơn độc ở phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Chẩn đoán căn nguyên nốt đơn độc ở phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Lê Hoàn, Vũ Văn Giáp, Đinh Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Trần Khánh Chi, Lê Minh Hằng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nốt đơn độc ở phổi được định nghĩa là tổn thương đơn độc trên X quang phổi với kích thước ≤ 3cm, xung quanh là nhu mô phổi lành không gây xẹp phổi, không kèm hạch trung thất hay tràn dịch màng phổi. Đây là dạng tổn thương phổi khá thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân lành tính bao gồm: u lao, harmatoma, hạch lympho tại phổi, sarcoidosis, u nấm. Các căn nguyên ác tính gồm: ung thư phổi, ung thư di căn phổi, u lympho… Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nhằm mô tả các đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên nốt đơn độc ở phổi, từ đó giúp các bác sỹ lâm sàng có thêm kinh nghiệm trong việc đưa ra các quyết định quản lý theo dõi các tổn thương này nhằm chẩn đoán và điều trị kịp thời các nốt phổi gợi ý ác tính và tránh những can thiệp không cần thiết đối với các nốt phổi đơn độc có tính chất lành tính. Nghiên cứu mô tả với 50 bệnh nhân nốt phổi đơn độc. Vị trí tổn thương thường gặp là thuỳ trên phổi với 44% là ung thư phổi và 10% viêm lao. Với căn nguyên ung thư phổi, 40% bệnh nhân có kích thước nốt từ 2 đến 3 cm, trong đó 54% là tổn thương dạng nốt đặc.

Trong thực hành lâm sàng hiện nay, nhờ vào sử phát triển của các phương pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ lâm sàng xác định được nhiều hơn những bệnh nhân có nốt tổn thương phổi đơn độc. Tỉ lệ phát hiện nốt phổi đơn độc được ghi nhận trong các nghiên cứu từ 8- 51%.1 Các nguyên nhân của nốt phổi đơn độc được phân loại thành hai nhóm lành tính và ác tính. Tỉ lệ giữa các nhóm căn nguyên là khác biệt giữa các nhóm quần thể khác nhau. Ngay cả  trong  nhóm  quần  thể  người  hút  thuốc  lá (nhóm nguy cơ mắc ung thư phổi cao), tỉ lệ nốt phổi ác tính cũng thấp. Nghiên cức thực hiện trên 12.029 nốt phổi đơn độc chỉ 1% (144 nốt) là nốt ác tính.2 Quyết định làm gì tiếp theo, tiếp tục chẩn đoán hay theo dõi thêm là một quyết định rất khó khăn bởi các phương pháp chẩn đoán tiếp theo đều là các thủ thuật xâm lấn, có nguy cơ nhất định như: nội soi phế quản, sinh thiết xuyên thành ngực, sinh thiết phổi mở… Nếu là tổn thương lành tính, bệnh nhân chỉ cần theo dõi thêm, nhưng nếu là tổn thương ác tính, đặc biệt là ung thư giai đoạn sớm thì việc chẩn đoán là yếu tố quan trọng cho quá trình điều trị triệt để và đem lại tiên lượng tốt cho bênh nhân.3 Nhưng bệnh nhân có nốt phổi đơn độc với nguy cơ ác tính cao (60 – 70%), phẫu thuật nội soi lồng ngực chẩn đoán kết hợp điều trị được áp dụng. Tỉ lệ thành công của phẫu thuật nội soi lồng ngực chẩn đoán với các phương pháp phối hợp đạt 0,98 (95% CI: 0,97-0,99) khi  kết  hợp  hook  wire,  0,98  (95%  CI:  0,96-0,99) khi kết hợp với microcoil và 0,99 (95% CI: 0,98-1,00) khi kết hợp với tiêm lipiodol.

Chẩn đoán căn nguyên nốt đơn độc ở phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Leave a Comment